Năm học mới sắp bắt đầu nhưng nhiều trường học, địa phương trên cả nước vẫn thiếu giáo viên trầm trọng.
Thiếu giáo viên trầm trọng nhưng vẫn khó tuyển
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), cả nước hiện còn hơn 74.000 biên chế giáo viên được giao từ những năm trước nhưng chưa tuyển được.
Nhiều địa phương đã đưa ra các chính sách hỗ trợ giáo viên tuyển mới, song vẫn không thể tuyển đủ chỉ tiêu được giao.
Việc thiếu giáo viên nhưng không tuyển dụng được là do chế độ chính sách chưa thu hút được giáo viên. Mức lương mới vào ngành của giáo viên hiện nay khoảng hơn 4 triệu đồng/tháng. Với giáo viên hợp đồng, mức lương còn thấp hơn.
Mức thu nhập như vậy không đủ để đảm bảo cuộc sống trong khi yêu cầu nhiệm vụ, áp lực công việc ngày càng gia tăng, vậy nên rất ít sinh viên chọn đi theo nghề gõ đầu trẻ.
Một nguyên nhân khác cần kể đến là do tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ xảy ra ở nhiều địa phương. Cụ thể, trong một trường học thừa giáo viên môn này, thiếu giáo viên môn khác nhưng tổng biên chế giáo viên của trường là đủ, nên dù thiếu vẫn không được giao chỉ tiêu.
Nhiều trường đành chỉ chắp vá hợp đồng tạm thời, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
Thứ ba, nhiều địa phương không tuyển dụng giáo viên vì để tính giảm trừ dần vào việc giảm 10% biên chế theo qui định chung. Đơn cử như tỉnh Khánh Hòa - ít nhất trong vòng ba năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chưa có tổ chức thi tuyển viên chức giáo dục vì phải chờ chỉ tiêu giao từ Sở Nội vụ. Thậm chí, nhiều trường THPT cũng không có nhu cầu tuyển giáo viên hợp đồng.
Cần giải pháp căn cơ
Công tác trong ngành giáo dục hơn 35 năm, tôi đề xuất một số kiến nghị nhằm xóa điểm nghẽn trong công tác tuyển dụng giáo viên, cụ thể như sau:
Thứ nhất, giải quyết tốt chế độ chính sách cho giáo viên nhất là giáo viên mới vào ngành, giáo viên hợp đồng. Hiện nay, Bộ GDĐT đang đề nghị tăng phụ cấp 10% cho giáo viên mầm non, 5% cho giáo viên tiểu học. Khi đề xuất này được thực hiện sẽ là động lực lớn để thầy cô yên tâm cống hiến cho ngành. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét tăng phụ cấp cho giáo viên bậc THCS, THPT.
Thứ hai, các địa phương cần thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyển, điều động hoán đổi giáo viên. Cùng với đó là chế độ đãi ngộ xứng đáng với thầy cô được điều động, luân chuyển đến những vùng, miền khó khăn để yên tâm công tác. Đồng thời các địa phương cần sắp xếp một cách khoa học, hợp lý mạng lưới trường lớp, có tính đến yếu tố gia tăng dân số cơ học ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM để cân đối lực lượng giáo viên đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng giảng dạy.
Thứ ba, đối với ngành giáo dục, không áp dụng giảm 10% biên chế đối với viên chức ngành giáo dục trong lộ trình tinh giảm biên chế chung vì do đặc thù của ngành giáo dục. Điều này sẽ giúp các địa phương mạnh dạn đẩy nhanh việc tuyển chỉ tiêu viên chức giáo dục được giao.
Cuối cùng, nên giao quyền tự chủ, quyết định cho Bộ GDĐT trong việc tuyển dụng viên chức giáo dục, vì chỉ có ngành giáo dục mới nắm rõ thực trạng thừa thiếu giáo viên để chủ động giải quyết nhanh chóng kịp thời, tránh trình trạng chờ đợi Bộ Nội vụ rồi Sở, Phòng Nội vụ giao chỉ tiêu, kéo dài quá trình tuyển dụng dẫn đến ngày càng gia tăng vấn đề thừa thiếu, ứ đọng số biên chế được giao thêm trầm trọng như hiện nay.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có thành công hay không, không phải chỉ là chương trình, sách giáo khoa, thiết bị… mà yếu tố quyết định đó là lực lượng thầy cô giáo trên cả nước. Khi lực lượng thầy cô thiếu thì chương trình khó hoàn thành, chất lượng giảng dạy khó đảm bảo.
Hình ảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi trong lòng người dân TP.HCM.
Đến nay đã có gần 70 trường công bố điểm sàn xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024.
Sáng 28.8, tại Trường Tiểu học Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, Sở Giáo dục - Đào tạo và Công đoàn ngành giáo dục – Hội Khuyến học tỉnh phối hợp...
Công an TP.HCM đang cấp căn cước công dân cho học sinh có năm sinh từ 2004-2008 tất cả các ngày trong tuần, không phân biệt nơi thường trú.
Đắk Lắk - Dù là trường đại học tốt nhất vùng Tây Nguyên nhưng năm học 2023 - 2024, Đại học Tây Nguyên vẫn chưa tuyển sinh được số lượng...
Năm 2024, trường Đại học Ngoại thương (FTU) dự kiến tuyển sinh ngành Khoa học máy tính, thuộc chương trình Khoa học máy tính và dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh.
Thông tin ban đầu cho thấy thủ phạm tên là Mustofa, một nhân viên bưu chính, thường xuyên ra vào MUI để đưa thư. Đối tượng có nhiều mối quan hệ với các nhân viên trong MUI.
Nếu chỉ dùng một nguyện vọng lớp 10 công lập, thí sinh được nộp vào trường bất kỳ; nhưng từ hai nguyện vọng trở lên sẽ bị ràng buộc theo khu vực tuyển sinh.
May thay, cuối cùng 'Tết này Cần Thơ vẫn có vườn hoa nghệ thuật', dù với quy mô khiêm tốn.