Một vụ phá rừng trái phép với quy mô lớn vừa xảy ra tại huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Người dân sở tại đã phá trắng gần 5 ha rừng tự nhiên để lấy đất làm nương rẫy. Vụ việc không chỉ ảnh hưởng đến nguồn lợi lâm sản mà còn gây thiệt hại cho môi trường sinh thái và an ninh trật tự của địa phương.
Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, tại Tiểu khu 793 thuộc lâm phần Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Kông H’de, thuộc xã Sró, huyện Kông Chro, 2 khoảnh rừng tự nhiên bị phá trắng, diện tích gần 5 ha, trong đó có khoảng 3 ha diện tích rừng có gỗ.
Kiểm đếm ban đầu, trên 641 cây rừng có đường kính gốc từ 8 cm – 30cm gồm nhiều loại như: Căm xe, bằng lăng, bình linh… bị chặt hạ.
Ông Lê Văn Thuỷ - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Kông H’de, Gia Lai cho biết: “6, 7 hộ dân dùng cưa xăng, hạ cây rừng rất nhanh. Công ty phát hiện, nhưng chậm can thiệp vì nước lớn, khó qua sông. Tôi là người đứng đầu nên chịu trách nhiệm”.
Cuối tháng 8.2023, Tổ bảo vệ rừng của công ty đã phát hiện biểu hiện người dân sẽ phá rừng, khi cây bụi, cây tái sinh tại khu vực này bị phát trắng.
Chủ rừng đã cử lực lượng kiểm tra và tuyên truyền người dân không được phá rừng trái phép. Tuy nhiên, những ngày sau đó, trên địa bàn mưa liên tục khiến nước sông dâng cao, đường đi vào các vị trí trên bị cô lập. Khi nước sông rút, đơn vị vào kiểm tra thì gần 5 ha rừng đã bị cạo trọc.
Ông Trương Văn Sơn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai cho biết: “Chúng tôi đang phối hợp tích cực với các ngành chức năng tiến hành mở rộng hiện trường, điều tra, xác minh làm rõ đối tượng để xử lý nghiêm theo quy định. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng trên địa bàn”.
Gia Lai là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước, với gần 650.000 ha. Diện tích rừng tại đây phải thường xuyên đối mặt với nhiều vấn đề về rừng bị xâm hại.
Trước nhu cầu về đất sản xuất, làm nhà ở người dân sống gần rừng thường phá rừng để làm nương rẫy hoặc khai thác gỗ trái phép.
Khi ý thức của người dân sống gần rừng chưa cao; sinh kế cho họ chưa đảm bảo, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn thi áp lực cho việc giữ rừng ngày một nặng nề hơn.
Bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe được coi là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và loại phương tiện mà người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức khác nhau. Cụ thể, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt được đặt ra với người vi phạm như sau: - Đối với ô tô và các loại xe tương tự, phạt tiền từ 4-6 triệu...
Ô tô đang đi trên đường bất ngờ mất lái lao lên vỉa hè, đâm vào gốc cây thông cổ thụ. Cú tông mạnh khiến đầu xe ô tô bể nát, tài xế bị thương.
Hai chị em Trần Thị Bích Thuận và Trần Thị Bích Vân bị công an khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc móc nối, tổ chức mang thai hộ.
Phát hiện chiếc ba lô có laptop và 4.700 USD tại một gốc cây ở khu vực cổng chào TP Đà Lạt, 2 nữ nhân viên môi trường đã đưa đến cơ quan công an trả lại cho người đánh rơi.
Trong lúc lưu thông trên đường, 2 chiếc xe máy đối đầu nhau rất mạnh khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương nặng.
Huân chương Cành cọ Hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.
Dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, bỏ hoang cả chục năm. Đến năm 2023, dự án được tái khởi động, dự kiến sẽ hoàn thiện vào năm 2025, nhưng đến nay nhiều hạng mục vẫn ngổn ngang.
Kiểm tra việc thi công ở dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan, thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhận xét: 'Cắm biển cho hoành tráng, thi công vắng tanh như chùa Bà Đanh'.
Ông Lê Tiến Phương, 67 tuổi, cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, bị bắt để điều tra vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.