Vụ tập kích của Israel vào trường học ở Dải Gaza làm ít nhất 90 người thiệt mạng đã châm ngòi làn sóng lên án và kêu gọi đàm phán từ nhiều nước.
Cơ quan Phòng vệ Dân sự Dải Gaza và văn phòng truyền thông của Hamas cho biết trường tôn giáo Al-Tabieen, nằm trong khu dân cư Daraj thuộc Gaza City, trúng tập kích vào bình minh 10/8 khi người tị nạn đang hành lễ cầu nguyện. Cơ sở này đã được sử dụng làm nơi lánh nạn cho người dân và có khoảng 350 gia đình tại đây.
Cơ quan Phòng vệ Dân sự trước đó ước tính 90-100 người thiệt mạng. Số liệu mới nhất họ công bố là 93 người tử vong, trong đó có 11 trẻ em và 6 phụ nữ.
Nabil Abu Rudeineh, phát ngôn viên của Tổng thống Mahmoud Abbas lãnh đạo Chính quyền Palestine (PA), kêu gọi Mỹ chấm dứt "hỗ trợ mù quáng cho Israel dẫn dến cái chết của hàng nghìn dân thường vô tội". Phong trào Fatah của Palestine tại Bờ Tây lên án những vụ tập kích liên tiếp đang "phơi bày mưu đồ tận diệt dân tộc chúng tôi thông qua chính sách sát hại hàng loạt".
Vụ tập kích Al-Tabieen cũng hứng chịu làn sóng chỉ trích, lên án từ các nước Arab lẫn phương Tây.
"Trong vài tuần qua, trường học liên tiếp bị nhắm mục tiêu. Con số nạn nhân là dân thường hiện nay là không thể chấp nhận được. Israel phải tôn trọng luật nhân đạo quốc tế", Bộ Ngoại giao Pháp ra thông cáo lên án "ở mức nghiêm khắc nhất".
Ngoại trưởng Anh David Lammy kêu gọi các bên đồng ý ngừng bắn để bảo vệ dân thường, thả con tin và khôi phục viện trợ. Ông cũng lưu ý "Hamas cần chấm dứt đẩy dân thường vào nguy hiểm".
Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell bày tỏ lo ngại khi ít nhất 10 ngôi trường ở Dải Gaza đã bị nhắm mục tiêu trong tuần qua và nhấn mạnh "không điều gì có thể biện minh cho hành động thảm sát".
Nhà Trắng bày tỏ "quan ngại sâu sắc" và đề nghị giới chức Israel cung cấp thêm thông tin chi tiết. Trong chuyến vận động tranh cử ở Phoenix, bang Arizona, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris lặp lại lời kêu gọi các bên ký thỏa thuận con tin và lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Israel đang tìm cách phá hoại nỗ lực đàm phán ngừng bắn, trong khi Bộ Ngoại giao Arab Saudi quan ngại Dải Gaza đang hứng chịu "thảm họa nhân đạo chưa từng có tiền lệ vì những hành động vi phạm luật pháp quốc tế".
Francesca Albanese, báo cáo viên Liên Hợp Quốc về tình hình Palestine, cáo buộc Israel phạm tội "diệt chủng" khi liên tục nhắm vào các khu dân cư, bệnh viện, trường học, trại tị nạn lẫn vùng an toàn.
Trong khi đó, quân đội Israel khẳng định vụ tập kích đã đánh trúng "trung tâm chỉ huy và kiểm soát" của Hamas, đặt trong trường Al-Tabieen.
Tel Aviv cho rằng số thương vong bị phóng đại và có 19 tay súng trong danh sách người thiệt mạng ở Al-Tabieen. Họ khẳng định đã tiến hành nhiều biện pháp hạn chế gây hại dân thường, trong đó có sử dụng vũ khí chính xác cao, giám sát trên không và thu thập thông tin tình báo.
Thành viên cấp cao Hamas tiết lộ với Reuters rằng tổ chức này đang nghiên cứu đưa ra đề xuất mới trong đàm phán ngừng bắn với Israel sau vụ tập kích. Trong khi đó, Khalil Al-Hayya, trưởng đội đàm phán của Hamas, trả lời Al-Jazeera rằng những lời lên án Israel từ cộng đồng quốc tế đã không còn hiệu quả và kêu gọi các nước đóng cửa đại sứ quán Israel, cắt quan hệ ngoại giao với nước này.
Theo cơ quan y tế ở Gaza, 39.790 người đã thiệt mạng và hơn 92.000 người bị thương từ khi Israel mở chiến dịch đáp trả Hamas. Israel nói rằng ít nhất 1/3 số người thiệt mạng là tay súng Hamas và nhóm vũ trang đồng minh.
Thanh Danh (Theo Reuters, Al-Jazeera, AFP)
Mới đây, Mỹ và Armenia đã ra tuyên bố chung nhất trí nâng cấp đối thoại song phương lên cấp độ của một ủy ban đối tác chiến lược.
Ba Lan cho biết vụ xâm phạm không phận nước này diễn ra vào thời điểm Nga tấn công bằng tên lửa và drone nhằm vào Ukraine vào hôm 26-8.
Chuyến thăm Bắc Kinh của ông Anthony Albanese được kỳ vọng góp phần tái khởi động quan hệ song phương nhanh chóng hơn.
Phó tổng thư ký Hezbollah Naim Qassem vừa được bầu làm lãnh đạo của tổ chức này, thay thế cố tổng thư ký Hassan Nasrallah.
Mong muốn nâng cấp quan hệ giữa Ấn Độ và Australia không chỉ bị thúc bách của những chuyển biến nhanh chóng của tình hình khu vực mà còn bởi sự hội tụ lợi ích của hai nước về mặt chiến lược cũng như kinh tế.
Ngày 24/4, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã lên đường đến Washington trong chuyến thăm chính thức Mỹ kéo dài 6 ngày theo lời mời của người đồng cấp Mỹ Joe Biden.
Nga đứng sau Pháp và Mỹ trên bảng xếp hạng những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới của SIPRI, đánh dấu lần đầu tiên mất vị trí thứ hai trong lĩnh vực này.
Làn sóng công nghệ AI tiến vào đấu trường hẹn hò ở Trung Quốc, với những ứng dụng tạo ra bạn trai ảo cho phụ nữ thành thị trò chuyện.
Ngày 13/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, phương Tây quá 'sợ' đến mức không dám nêu khả năng bắn hạ tên lửa và thiết bị bay không người lái của Nga nhắm vào quốc gia Đông Âu này.