Loạt dự án ở TP HCM sẽ được đẩy nhanh nhờ cách làm mới

07:40 25/03/2024

Cầu - đường Nguyễn Khoái, Vành đai 2, cao tốc Mộc Bài... kỳ vọng được đẩy nhanh tiến độ khi áp dụng cơ chế rút ngắn thời gian đền bù, giải phóng mặt bằng.

Sau gần một thập kỷ "treo", dự án cầu - đường Nguyễn Khoái, nối quận 7, 4 và 1 dự kiến khởi công cuối năm nay, hoàn thành toàn bộ năm 2027, giúp giảm áp lực giao thông ở Nam Sài Gòn trong bối cảnh các đường kết nối khu vực này đã quá tải trầm trọng.

Tám năm trước khi được phê duyệt lần đầu, công trình dài khoảng một km, bắt đầu từ đường D1 trong khu dân cư Him Lam, quận 7, kết thúc ở đường Bến Vân Đồn, quận 4, tổng mức đầu tư 1.250 tỷ đồng. Do thay đổi quy mô với việc nối dài sang quận 1, dự án hiện có tổng vốn 3.725 tỷ đồng, trong đó kinh phí đền bù hơn 1.000 tỷ cho khoảng 125 hộ dân, tổ chức ở quận 4. Riêng quận 1 và 7, dự án này không phải giải phóng mặt bằng.

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (chủ đầu tư), cho biết kế hoạch đền bù ở công trình đang được đề xuất áp dụng một số cơ chế như Vành đai 3, với việc tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, thực hiện song song với xây lắp. Trong đó, một số thủ tục liên quan công tác bồi thường sẽ làm đồng thời với quá trình chờ phê duyệt nghiên cứu khả thi dự án.

Theo cách này, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật dự kiến triển khai từ tháng tới, đến cuối năm cơ bản hoàn tất, bàn giao cho dự án khởi công. "Công trình khi hoàn thành ngoài giảm ùn tắc ở khu vực sẽ góp phần hình thành trục Bắc - Nam từ khu trung tâm đi quận 7, Nhà Bè, kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành, Vành đai 3, thu hẹp khoảng cách địa lý ở cửa ngõ phía Nam và Tây thành phố", ông Phúc nói.

Với quy trình hiện nay, sau khi dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt mới có cơ sở cắm cọc, bàn giao ranh giải phóng mặt bằng cho các quận huyện tiến hành đo vẽ, kiểm đếm, lập hồ sơ bồi thường cũng như xác định nhu cầu, hình thức tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng.

Theo ông Phúc, các công đoạn trên rất phức tạp, tốn nhiều thời gian. Do vậy, khi triển khai Vành đai 3 TP HCM, Thủ tướng cho phép áp dụng cơ chế triển khai đồng thời một số công việc liên quan bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ giai đoạn chuẩn bị dự án. Điều này giúp giải phóng mặt bằng ở công trình được đẩy nhanh, chỉ sau một năm chủ trương đầu tư thông qua, các quận huyện đã giao hơn 70% diện tích để dự án khởi công. Từ mô hình này, thành phố tính áp dụng cho các công trình nhóm A (có dự án thành phần giải phóng mặt bằng) để đẩy nhanh tiến độ bởi có thể rút ngắn 1-1,5 năm so với quy trình cũ.

Ngoài cầu - đường Nguyễn Khoái, trong kế hoạch sắp tới TP HCM dự tính áp dụng cơ chế giải phóng mặt bằng như trên với hai dự án thuộc Vành đai 2 ở TP Thủ Đức. Đây là hai đoạn còn lại thuộc tuyến vành đai ở phía đông thành phố chưa khép kín, tổng chiều dài hơn 6 km, từ cầu Phú Hữu tới đường Phạm Văn Đồng, tổng vốn gần 13.900 tỷ đồng.

Theo ông Võ Trí Dũng, Trưởng ban bồi thường, giải phóng mặt bằng TP Thủ Đức, nhu cầu sử dụng đất triển khai hai dự án trên ước tính hơn 61,5 ha với khoảng 935 trường hợp bị ảnh hưởng. Địa phương đang tập trung thu thập hồ sơ pháp lý, đo vẽ kiểm đếm hiện trạng, chờ duyệt ranh giải phóng mặt bằng... Sau đó, việc đền bù thực hiện trước với đất nông nghiệp hoặc người dân có đất ở chấp thuận bàn giao. Các trường hợp còn lại là đất ở, hoặc người chậm đồng thuận giao sẽ làm cuối cùng. Đây cũng là cách làm mới bởi theo cách thông thường, đền đất nông nghiệp và đất ở cùng lúc thời gian sẽ kéo dài hơn.

"Địa phương đặt mục tiêu tháng 11/2024 sẽ bàn giao khoảng 70% mặt bằng để chủ đầu tư khởi công dự án. Phần còn lại dự kiến hoàn thành năm 2025", ông Dũng nói.

Cùng với những dự án trên, một số công trình trọng điểm khác cũng được TP HCM dự kiến thực hiện cơ chế tương tự, như cao tốc TP HCM - Mộc Bài, Vành đai 4... Mới đây UBND thành phố đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn việc duyệt ranh giải phóng mặt bằng trước khi duyệt dự án đầu tư để thực hiện trước công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Theo chính quyền thành phố, trường hợp xác định ranh giải phóng mặt bằng trước một bước sẽ tăng sự chủ động, sớm triển khai công việc liên quan giải phóng mặt bằng. Tiến độ chuẩn bị dự án từ đó được nhanh hơn.

TS Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Kinh tế tài nguyên và Môi trường TP HCM, nói giải phóng mặt bằng luôn là thách thức đối với các dự án hạ tầng giao thông. Công việc này rất phức tạp do ảnh hưởng nhiều người dân nên quá trình thực hiện phải qua nhiều bước. Vì vậy, ông cho rằng khi tách công tác bồi thường làm dự án thành phần, triển khai song song các bước sẽ rút ngắn thời gian. Việc duyệt trước ranh giải phóng mặt bằng cũng là cơ sở pháp lý giúp các quận huyện, chủ đầu tư chủ động giao ranh, cắm mốc ngoài thực địa, kiểm kê nhà đất, tái định cư... Điều này cũng giúp chuẩn bị kỹ hơn các phương án tổ chức giao thông về sau.

"Theo cách này, khi nghiên cứu khả thi dự án được duyệt thì các số liệu, hồ sơ liên quan bồi thường cũng cơ bản hoàn tất, thuận lợi triển khai các phần việc tiếp theo", ông Thuận nói, cho rằng ngoài tiết kiệm thời gian, đây cũng là giải pháp hạn chế tình trạng đội vốn liên quan các vấn đề trượt giá, chi phí phát sinh trong quá trình dừng chờ mặt bằng.

Công tác giải phóng mặt bằng hiện được xem là điểm mấu chốt quyết định tiến độ của hầu hết các dự án ở TP HCM. Tuy nhiên, thời gian qua hàng loạt công trình gặp vướng mắc, thậm chí nhiều dự án phải ngưng thi công khi mặt bằng không được giải tỏa, làm tăng vốn . Trước đó, nhiều công trình triển khai trong giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa hoàn thành bị đội vốn do chi phí giải phóng mặt bằng tăng. Điển hình như dự án nút giao Mỹ Thuỷ, TP Thủ Đức (tăng từ 1.998 tỷ đồng lên 3.622 tỷ); cải tạo kênh Hàng Bàng, từ đường Mai Xuân Thưởng đến kênh Vạn Tượng, quận 5 (từ 188 tỷ lên 779 tỷ đồng)...

Gia Minh

Có thể bạn quan tâm
Máy bay NATO bám sát máy bay Nga gần không phận Estonia

Máy bay NATO bám sát máy bay Nga gần không phận Estonia

12:30 19/03/2023

Các máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của lực lượng không quân Anh và Đức, các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã xuất kích để theo sát một nhóm máy bay Nga gần không phận Estonia.

Ninh Thuận chú trọng tâm tư, nguyện vọng, định hướng cho công nhân

Ninh Thuận chú trọng tâm tư, nguyện vọng, định hướng cho công nhân

06:40 23/01/2024

Ông Nguyễn Khắc Định - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dành nhiều chia sẻ với công nhân lao động tỉnh Ninh Thuận...

Bộ Công an điều tra vụ đôi vợ chồng bốc biển số xe đẹp bất thường

Bộ Công an điều tra vụ đôi vợ chồng bốc biển số xe đẹp bất thường

15:00 31/03/2023

Bộ Công an điều tra vụ hai vợ chồng bốc số xe đẹp bất thường

Sau sạt lở chết người, tiếp tục cảnh báo lũ quét, sạt lở 15 tỉnh phía Bắc

Sau sạt lở chết người, tiếp tục cảnh báo lũ quét, sạt lở 15 tỉnh phía Bắc

08:00 11/08/2024

Sơn La và 14 tỉnh miền Bắc tiếp tục được cảnh báo, lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn sau vụ sạt lở vùi lấp homestay gây chết người...

Tin 20h: Lý do Phó Chủ tịch Quảng Nam nhận án 6 năm tù vẫn là đại biểu HĐND

Tin 20h: Lý do Phó Chủ tịch Quảng Nam nhận án 6 năm tù vẫn là đại biểu HĐND

20:20 06/10/2023

Tin 20h ngày 6.10: Ông Trần Văn Tân vẫn là đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam dù nhận án 6 năm tù; Đình chỉ 2 cán bộ xí nghiệp trong...

Trường có quyền chọn sách giáo khoa: Quy định đúng đắn

Trường có quyền chọn sách giáo khoa: Quy định đúng đắn

06:50 05/01/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thông tư quy định việc chọn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, quyền chọn sách giáo khoa (SGK) được giao về cho các trường và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Nghệ An: Tọa đàm về bí quyết xây dựng gia đình hạnh phúc

Nghệ An: Tọa đàm về bí quyết xây dựng gia đình hạnh phúc

13:00 05/03/2023

Sáng 5.3, tại Nhà Văn hoá Lao động Nghệ An , Ban Thường vụ LĐLĐ TP.Vinh phối hợp với Hệ thống giáo dục Khai Minh Đức tổ chức tọa đàm...

Lâm Đồng vắng Chủ tịch UBND tỉnh 150 ngày, mọi việc bị tắc

Lâm Đồng vắng Chủ tịch UBND tỉnh 150 ngày, mọi việc bị tắc

13:30 23/05/2024

Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội. Một trong những vấn đề các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề cập là việc bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, khắc phục tình trạng sợ sai không dám làm. Đồng thời, một số đại biểu cũng đề cập tình trạng thiếu các chức danh hành chính Nhà nước khiến mọi việc bị tắc. Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cho rằng, tình hình thực tế hiện nay cho thấy, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ...

Nhiều ô tô tông liên hoàn ở TP. Vũng Tàu

Nhiều ô tô tông liên hoàn ở TP. Vũng Tàu

16:50 12/12/2023

Chiều 12/12, Đội Cảnh sát Giao thông Công an TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiến hành khám nghiệm hiện trường, lập hồ sơ giải quyết vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 5 xe ôtô.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới