Chuyên gia nhận định đầu nổ xuyên tự định hình, “nỗi kinh hoàng của thiết giáp”, là thách thức mà Israel phải đối mặt nếu tiến vào Dải Gaza.
Sau khi đẩy lùi hơn 1.000 tay súng Hamas khỏi lãnh thổ, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã thu được lượng lớn vũ khí mà đối phương sử dụng trong chiến dịch đột kích quy mô lớn ngày 7/10, gồm rocket, lựu đạn, súng chống tăng, mìn.
Trong số này, vũ khí gây chú ý nhiều nhất của Hamas là mìn tự chế sử dụng đầu nổ xuyên tự định hình (EFP), loại vũ khí được mệnh danh "nỗi kinh hoàng của thiết giáp Mỹ ở Trung Đông", từng khiến hàng trăm binh sĩ nước này thiệt mạng trong xung đột tại Iraq.
Giới chuyên gia cho rằng loại mìn này do Hamas tự chế tạo hoặc được cung cấp bởi Iran, quốc gia viện trợ vũ khí chính cho lực lượng kiểm soát Dải Gaza. Hamas được cho là nắm trong tay lượng lớn EFP, vũ khí có thể gây nhiều tổn thất với quân đội Israel nếu họ mở chiến dịch tấn công trên bộ vào Dải Gaza.
"Có vẻ như một trong những thách thức mà quân đội Israel phải đối mặt sẽ là thứ từng khiến lính Mỹ lo sợ", John Spencer, chuyên gia tại Viện Chiến tranh Hiện đại thuộc Học viện Lục quân West Point Mỹ, nhận định.
EFP là một loại mìn tự chế (IED) cài vệ đường, ứng dụng nguyên lý nổ lõm, gồm một đoạn ống kim loại cỡ lớn được hàn kín một đầu và nhồi đầy thuốc nổ. Ống kim loại này cũng có thể được chế tạo từ những đồ dùng thường ngày như lon cà phê, hũ đựng thực phẩm hoặc nồi bếp. Đầu ống còn lại hướng về mục tiêu, được lắp một đĩa kim loại lõm, thường làm từ thép hoặc đồng.
Khi quả mìn được kích hoạt, khối thuốc nổ trong ống thép sẽ làm biến dạng đĩa kim loại phía trước thành hình một đầu đạn và bắn nó đi với tốc độ lên tới 5.760 km/h. Với tốc độ này, đầu đạn EFP có thể xuyên phá lớp giáp thép dày bằng một nửa đĩa kim loại ban đầu.
Các loại mìn tự chế thông thường khó có khả năng vô hiệu hóa xe thiết giáp, nhưng EFP mạnh đến mức có thể tiêu diệt cả những loại xe kháng mìn (MRAP) hiện đại nhất, thậm chí đủ sức phá hủy cả xe tăng chiến đấu chủ lực. EFP có thể gây sát thương trong phạm vi hàng chục mét, song phát huy hiệu quả nhất ở khoảng cách gần hoặc khi được đặt phía dưới mục tiêu.
Trong chiến dịch Mỹ tấn công Iraq năm 2003, EFP được báo cáo là loại mìn tự chế gây thiệt hại lớn nhất cho quân đội Mỹ. Theo binh sĩ nước này, EFP thường được giấu trong các miếng bọt biển ngụy trang như tảng đá bên vệ đường.
Khi thiết giáp Mỹ đi qua, đối phương sẽ kích hoạt EFP. Đầu đạn với tốc độ bay cực lớn của nó sẽ xuyên thủng lớp bảo vệ của xe thiết giáp, gây thương vong cho binh sĩ bên trong.
Một quan chức quốc phòng Mỹ hồi năm 2015 cho biết EFP đã khiến ít nhất 196 binh sĩ nước này thiệt mạng, gần 900 người khác bị thương trong giai đoạn 2005-2011.
Giới chuyên gia nhận định EFP, giống như nhiều loại IED khác, có hình dạng giống vật dụng thường ngày, nên rất khó phát hiện trước khi quá muộn. Thiết kế của EFP cũng có thể dễ dàng thay đổi để vượt qua các biện pháp ngăn chặn của đối phương.
Spencer cho biết quân đội Israel đã có kinh nghiệm để đối phó với EFP qua cuộc xung đột với Hezbollah tại Lebanon hồi cuối những năm 1990. Tuy nhiên, cuộc chiến trên bộ tại Dải Gaza vẫn tiềm ẩn rất nhiều thách thức với họ. Lực lượng này sẽ phải tác chiến trong môi trường đô thị chật hẹp, nơi bẫy mìn có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, bao gồm cả hệ thống đường hầm chằng chịt dưới lòng đất.
Phạm Giang (Theo Business Insider)
Sở Giáo dục Nam Australia sẽ rà soát chính sách với học sinh ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình sau quyết định dừng nhận nhập học.
Giới chức Mexico cho biết vụ nổ xảy ra tại thị trấn Totolapan, cách thủ đô Mexico City khoảng 80km về phía Nam, cũng khiến ít nhất 15 người khác bị thương.
Trưa ngày 28.11, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh nhóm học sinh túm chặt tay chân, sau đó nâng người nam sinh lên và liên tiếp...
Bí thư tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đã đề nghị tới tháng 8.2023 phải hoàn thành các trường học chậm tiến độ tại khu tái định cư sân bay Long Thành để kịp...
Nhiều nhà quản lý cho rằng việc ưu tiên thí sinh đạt IELTS vào lớp 10 giúp giảm áp lực thi cử, tạo động lực học ngoại ngữ ở địa phương, nên tiếc khi Bộ Giáo dục yêu cầu dừng.
Giảng viên cho rằng tư vấn tuyển sinh là việc của bộ phận tuyển sinh, không thể buộc giảng viên, nghiên cứu viên phải học quy chế.
Tổng thống Iran kêu gọi các nước Hồi giáo cấm vận Israel, xem quân đội nước này là 'tổ chức khủng bố'.
Sau thảm họa động đất, Thổ Nhĩ Kỳ đã nới lỏng các hạn chế di chuyển của người tị nạn nhằm tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể tìm nơi tránh trú và khuyến khích họ tự nguyện quay trở lại Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia sẽ thảo luận đề xuất triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến Palestine khi họp với những người đồng cấp ASEAN.