Chim biển Pterodroma deserta bám theo những cơn bão thay vì né tránh chúng và tận dụng mặt biển bị khuấy động để săn mồi.
Nhóm nhà khoa học từ Viện Hải dương học Woods Hole (WHOI) phát hiện, chim biển Pterodroma deserta khai thác sức mạnh của bão để kiếm ăn và tìm kiếm những cơn bão trên đại dương để "cưỡi" chúng. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Cell Biology.
"Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy chim biển thường bay vòng qua bão hoặc trú ẩn trong mắt bão tĩnh lặng. Tuy nhiên, những con chim Pterodroma deserta mà chúng tôi theo dõi không làm cả hai điều này. Thay vào đó, 1/3 đàn chim bám theo cơn bão suốt nhiều ngày, vượt qua hàng nghìn km. Đây là lần đầu tiên chúng tôi quan sát thấy hành vi này", chuyên gia Francesco Ventura tại WHOI, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Chim biển Pterodroma deserta có kích thước tương đương bồ câu, làm tổ trên đảo Bugio, Bồ Đào Nha. Chúng dành nhiều tuần trên biển để kiếm ăn, thực hiện những chuyến bay khứ hồi dài 12.000 km xuyên Đại Tây Dương. Nhưng vì không thể lặn sâu, chúng thường phải đợi đến đêm để cá, mực và động vật giáp xác ngoi lên gần mặt nước hơn.
"Chúng tôi đã liên kết vị trí của chim biển với những điều kiện bão, bao gồm sóng cao tới 8 m và tốc độ gió 100 km/h. Khi gặp gió mạnh, chúng giảm tốc độ tương đối so với mặt đất, có thể do dành ít thời gian bay hơn để tránh bị thương ở cánh. Ngoài ra, những luồng gió phía sau bão cũng cung cấp điều kiện gió thuận lợi. Điều ấn tượng là không có con nào trong số chim biển mà chúng tôi theo dõi bị bão gây thương tích và không có trường hợp nào rời bỏ tổ", Ventura cho biết.
Gió mạnh và biển động đưa nước biển sâu mát hơn lên bề mặt. Sự hòa trộn này cũng làm tăng chất diệp lục, khiến thực vật phù du dồi dào hơn, thu hút cá, mực và động vật giáp xác. Điều này tạo ra một bữa tiệc hải sản cho chim biển, giúp chúng tốn ít thời gian và năng lượng hơn để kiếm ăn.
Đây là lần đầu tiên hành vi "cưỡi bão" tập thể như vậy được ghi nhận. Đây cũng là thắng lợi lớn cho các nhà khoa học nghiên cứu cách bão và hiện tượng thời tiết khác tác động đến chim biển.
"Thật kinh ngạc khi thấy Pterodroma deserta biết cách khai thác tốt điều kiện gió quy mô lớn ở Bắc Đại Tây Dương cho chuyến bay của chúng. Nghiên cứu mới cung cấp những thông tin giá trị về sự dẻo dai và chiến lược kiếm ăn của chim biển khi đối mặt với hiện tượng thời tiết khắc nghiệt", Caroline Ummenhofer, nhà khoa học tại WHOI, nhận định.
Thu Thảo (Theo New Atlas)
Các chuyên gia đành phải nhổ bỏ cặp ngà đáng yêu của chú voi tên Gold. Trước đó, chú voi Gold tinh nghịch đã húc vào cây, không may làm gãy cả 2 ngà.
Bệnh viện nhi ở Chicago phải tắt mạng sau khi tin tặc tấn công, khiến tê liệt hệ thống liên lạc, tra cứu hồ sơ, kê đơn thuốc.
Việc che sông băng ở cao nguyên Tây Tạng, theo các nhà khoa học Trung Quốc, chỉ là giải pháp tạm thời khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng.
Một kho tiền xu 1.700 năm tuổi được tìm thấy ở Israel cung cấp bằng chứng mới về cuộc nổi dậy cuối cùng của người Do Thái chống lại sự cai trị của La Mã.
Gần 60.000 con cá voi trắng đang di chuyển trong cuộc di cư hàng năm để chuẩn bị cho mùa sinh sản.
Vụ việc cục nóng máy điều hòa phát nổ ở Vĩnh Phúc vừa qua khiến nhiều người thắc mắc về nguyên nhân nổ và cách phòng tránh.
Phát hiện mới đây về những bộ hài cốt ở thế kỷ 17 bị khóa chân ở Ba Lan cho thấy niềm tin về sự xuất hiện của ma cà rồng của con người cách đây nhiều thế kỷ.
Ngày nọ, tại Hà Bắc (Trung Quốc), một ông lão về hưu cầm chiếc bát cổ của gia đình đến gặp chuyên gia nhờ thẩm định. Vị chuyên gia xem xét cẩn thận. Nhìn thấy dòng chữ dưới đáy bát, người này kinh ngạc và lập tức hỏi về nguồn gốc gia đình ông lão. Đáp lời chuyên gia, ông lão nói chiếc bát là bảo vật tổ tiên của gia đình. Nó có từ thời nhà Thanh, do Hoàng đế khi đó ban cho gia đình. Ban đầu vị chuyên gia không tin vào điều đó, nghĩ rằng đây có...
Ngày 21/6, Cơ quan chống độc quyền Đức cho biết đã gửi các đánh giá pháp lý sơ bộ liên quan đến Google Automotive Services đến công ty chủ quản Alphabet và chi nhánh của Google tại Đức.