Lò phản ứng mới thu giữ CO2 bằng cách tái tạo quá trình tự nhiên kéo dài 10.000 năm dưới đại dương chỉ trong khoảng một phút.
Calcarea, startup tách ra từ Viện Công nghệ California (Caltech) và Đại học Nam California (USC), phát triển lò phản ứng mới để biến CO2 thải ra từ quá trình đốt nhiên liệu của tàu thuyền thành muối biển, lưu giữ CO2 suốt 100.000 năm, Interesting Engineering hôm 7/8 đưa tin. Nếu được triển khai rộng rãi, lò phản ứng có thể giúp ngành vận tải biển đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Ưu điểm lớn nhất là phản ứng này mô phỏng hiệu quả và nhanh chóng những gì đại dương vẫn làm. "Đây là phản ứng đã diễn ra trên hành tinh suốt hàng tỷ năm. Nếu có thể tăng tốc nó, chúng ta sẽ có cơ hội thu được một phương pháp an toàn và lâu dài để lưu trữ CO2", Jess Adkins, nhà hải dương hóa học từ Caltech, một trong những người sáng lập Calcarea, cho biết.
Nước biển hấp thụ khoảng 1/3 lượng CO2 thải vào khí quyển một cách tự nhiên. Điều này khiến nước biển tăng độ axit và canxi carbonate, một chất dồi dào dưới đại dương, bị hòa tan. "Canxi carbonate là thành phần tạo nên khung xương của san hô, vỏ sò và tất cả những thứ chiếm phần lớn trầm tích ở đáy đại dương", Adkins nói. Canxi carbonate hòa tan sau đó phản ứng với CO2 trong nước để tạo thành muối bicarbonate, giam CO2 lại.
"Hiện có khoảng 38 nghìn tỷ tấn bicarbonate trong đại dương", Adkins bổ sung. Calcarea muốn tái tạo quá trình tự nhiên này bằng cách dẫn khí thải của tàu vào một lò phản ứng ở thân tàu. Bên trong lò phản ứng, khí thải được trộn với nước biển và đá vôi (một loại đá chứa canxi carbonate). Kết quả, CO2 trong khí thải tương tác với hỗn hợp, tạo ra nước mặn giam giữ CO2 dưới dạng muối bicarbonate.
Adkins cho biết, một lò phản ứng có thể thu giữ khoảng 50% lượng khí thải CO2 của một con tàu. Phản ứng này kéo dài hơn 10.000 năm trong tự nhiên nhưng chỉ mất khoảng một phút trong lò phản ứng của Calcarea. Theo Adkins, nước mặn sản xuất ra được xả xuống đại dương mà không gây nguy hiểm cho sinh vật biển hay sự cân bằng hóa học của nước biển.
Calcarea cũng đang nghiên cứu bổ sung một bộ lọc để loại bỏ trước các chất ô nhiễm khác từ khí thải có thể hòa vào nước, như hạt bụi, nhiên liệu chưa cháy hết và chất bẩn khác. Đến nay, Calcarea đã chế tạo hai lò phản ứng nguyên mẫu đặt tại bãi đậu xe của USC và cảng Los Angeles. Cuối tháng 5, startup này công bố hợp tác với bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty vận tải biển quốc tế Lomar. Adkins tin rằng sự hợp tác này sẽ dẫn đến việc lắp đặt nguyên mẫu lò phản ứng quy mô đầy đủ đầu tiên trên một con tàu.
Thu Thảo (Theo Interesting Engineering)
Trong nỗ lực cứu trâu con khỏi nanh vuốt của sư tử, trâu rừng trưởng thành đã phạm phải sai lầm lớn, nhưng điều này lại vô tình giúp trâu con may mắn thoát chết.
Ứng dụng công nghệ, phương pháp đổi mới và phân tích dữ liệu toàn diện nhằm thúc đẩy bền vững, sẽ được thảo luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế 2024.
Cá voi sát thủ lại một lần nữa tấn công du thuyền khiến các chuyên gia lo ngại loài động vật này đang học theo hành vi tấn công tàu thuyền của đồng loại.
Các chuyên gia cho rằng, nhu cầu nhân lực của ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam cao nhưng thực tế đáp ứng còn hạn chế nên cần có giải pháp để tận dụng cơ hội.
Việc xem được tin nhắn đã thu hồi trên Messenger có thể thực hiện trên điện thoại và cả máy tính. Riêng đối điện thoại mỗi hãng khác nhau lại có cách thức thực hiện khác nhau. 1. Xem tin nhắn đã thu hồi trên Messenger bằng iPhone Xin chia buồn với những tín đồ nhà Táo, hiện nay trên chiếc điện thoại iPhone không hỗ trợ tính năng xem tin nhắn đã thu hồi cũng như không cho phép các ứng dụng thứ ba được phép làm điều này. Do đó nếu muốn đọc tin...
Ngoài xà lách, khu vườn đặc biệt được đội Thần Châu 16 (gồm chỉ huy Jing Haipeng và hai phi hành gia Zhu Yangzhu và Gui Haichao) trồng còn có rau diếp, cà chua bi và nhiều loại thực vật khác. Họ trồng rau bằng hai bộ thiết bị chuyên dụng, với vụ mùa đầu tiên vào tháng 6, bắt đầu bằng việc trồng xà lách. Khu vực trồng thứ hai được đưa vào hoạt động từ tháng 8, trồng cà /chua bi và hành lá. Sau thành công này, nhóm Thần Châu 16 trở về Trái Đất,...
Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với TP HCM thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, thử nghiệm một số chính sách, sản phẩm mới.
Tàu vũ trụ Starliner ghép nối thành công với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) lúc 0h34 hôm nay (giờ Hà Nội) phía trên khu vực Nam Ấn Độ Dương.
GS.TS Đinh Thị Mai Thanh cùng cộng sự tổng hợp thành công vật liệu mới mang thuốc, có khả năng tiêu diệt 75% tế bào ung thư bàng quang.