Nhiều giáo viên lo ngại, nếu Lịch sử là môn thi bắt buộc từ kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025, học sinh sẽ đổ xô học khối xã hội, dẫn đến tình trạng mất cân đối trong tuyển sinh.
Lo sợ học sinh đổ xô học khối xã hội
Trong dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành đã xuất hiện nhiều điểm mới, trong đó có phương án đưa Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc. Phương án này đang nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, giáo viên và cả học sinh.
Nhiều giáo viên lo sợ, nếu đưa Lịch sử làm môn thi bắt buộc, có thể dẫn đến tình trạng học sinh đổ xô học khối xã hội, gây mất cân đối trong tuyển sinh đại học. Thực tế, điều lo sợ này là có căn cứ.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã chính thức áp dụng đối với bậc THPT từ năm học 2022. Về lý thuyết, học sinh được chọn các tổ hợp môn. Nhưng thực tế, học sinh lựa chọn các tổ hợp có sẵn do nhà trường xây dựng dựa trên tình hình thực tế cũng như nhân sự của nhà trường.
Tại nhiều trường học, số tổ hợp môn khối Khoa học Tự nhiên ít hơn hẳn so với khối Khoa học xã hội. Lí do là bởi tâm lí “học gì, thi nấy” của học sinh hiện nay.
“Khối 11 chúng em hiện đang có tổng 7 lớp, trong đó chỉ có 2 lớp ban tự nhiên, còn lại 5 lớp đều thuộc ban xã hội. Khối 10 năm nay cũng được phân chia số lượng lớp học với tỉ lệ như lớp 11” - em Phan Công Trường Vũ - học sinh lớp 11, Trường THPT Kỳ Lâm (Hà Tĩnh) cho biết.
Em Bùi Anh Quốc - học sinh lớp 10, Trường THPT Lê Trung Đình (Quảng Ngãi) cũng chia sẻ, hiện khối 10 trường em đang theo học được chia thành 13 lớp. Trong đó, chỉ có 5 lớp học các môn khối Khoa học tự nhiên, 8 lớp còn lại đều thuộc về khối Khoa học xã hội.
Lịch sử chỉ nên là môn thi tự chọn
Cô Văn Thùy Dương - Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ quan ngại tương tự.
“Thực tế cũng cho thấy năm vừa rồi, ngành Khoa học tự nhiên rất khó tuyển dụng. Một đất nước công nghiệp hoá hiện nay, nếu không học các môn khoa học kĩ thuật sẽ khó mà phát triển” - cô Thuỳ Dương nói và cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc trong kì thi tốt nghiệp THPT, số học sinh chọn khối Khoa học xã hội sẽ ngày càng tăng thêm.
“Ý kiến nhiều giáo viên đều cho rằng, không nên đưa Lịch sử vào làm môn thi bắt buộc trong kì thi tốt nghiệp THPT với 2 lí do: Thứ nhất, chương trình học hiện nay đã quá nặng và quá vất vả đối với các em học sinh. Nếu thêm môn thi bắt buộc khác ngoài Toán, Văn, Anh đồng nghĩa với số giờ học trên lớp lẫn học thêm của các học sinh sẽ tăng lên.
Thứ hai, có những chuyên ngành bậc đại học không liên quan tới bộ môn Lịch sử. Vậy nên, Lịch sử là môn thi tự chọn là hợp lí” - cô Dương nêu quan điểm.
Em Bùi Anh Quốc - học sinh lớp 10A2, Trường THPT Lê Trung Đình (Quảng Ngãi) cũng cho rằng, không nên đưa Lịch sử thành môn thi bắt buộc từ kì thi tốt nghiệp 2025.
“Môn Lịch sử thường phải học thuộc khá nhiều, trong khi những môn Toán, Lý, Hóa lại cần dùng đến tư duy nhiều hơn nên khi những bạn khối tự nhiên học thêm Lịch sử sẽ mất cân đối và thậm chí là chỉ muốn học qua loa, để tránh điểm liệt” - Anh Quốc nêu quan điểm.
GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khuyên sinh viên hãy bắt đầu cho một cách nghĩ mới. Đại học không phải chỉ...
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra những sai phạm trong một dự án đất đai có liên quan đến công ty Vạn Thịnh Phát.
Quảng Nam – Nhiều phụ huynh không đưa con đến học tại điểm trường mới, sau khi Trường quốc tế Chồi Xanh bị tố thu 14 tỉ đồng học phí...
Tỉ lệ giảng viên đại học có học hàm, học vị tại khu vực Đồng bằng sông Hồng nhiều hơn tất cả các vùng khác cộng lại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả hành động của ông chủ tập đoàn lính đánh thuê Wagner Yevgeny Prigozhin là sự phản bội đối với nước Nga và chính các chiến binh Wagner.
Ngày 6.5, kỳ thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra tại 5 điểm thi.
Từ đơn tố cáo Chấp hành viên, Thanh tra Bộ Tư pháp vào cuộc kết luận có dấu hiệu thông đồng đấu giá nhà là tài sản thi hành án và kiến nghị chuyển cơ quan điều tra.
Trong 2 ngày cuối tuần qua, thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc đã ghi nhận 17 người thiệt mạng trong các trận mưa lũ do ảnh hưởng của bão Doksuri.
Nói lời sau cùng, cựu tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn thừa nhận mình có tội và xin nhận lỗi trước Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, cán bộ chiến sĩ bộ tư lệnh Cảnh sát biển.