Mỹ và Philippines ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ và thông tin quân sự mật vào ngày 18/11, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác.
Mỹ-Philippines lấp khoảng trống tình báo quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền |
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr. (phải) và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin ký Hiệp định bảo mật thông tin quân sự chung (GSOMIA) vào ngày 18/11. (Nguồn: Đại sứ quán Mỹ tại Philippines) |
Thỏa thuận thông tin quân sự an ninh chung Mỹ-Philippines, tên chính thức là Hiệp định bảo mật thông tin quân sự chung (GSOMIA), là bước đi quan trọng nhằm tăng cường chia sẻ thông tin, cùng việc tương tác giữa hai nước, được kỳ vọng mang lại lợi ích cho quốc phòng của quốc gia Đông Nam Á.
Tin liên quan |
Đối thoại hàng hải Mỹ-Philippines: Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila Đối thoại hàng hải Mỹ-Philippines: Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila |
Động thái trên sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ an ninh giữa hai đồng minh hiệp ước này.
Theo SCMP, các nhà phân tích nhận định, GSOMIA nhằm khắc phục những thiếu sót tồn tại lâu nay trong nhận thức hàng hải của Manila, đồng thời có thể tái cân bằng quyền lực ở Biển Đông.
GSOMIA cho phép Philippines tiếp cận các năng lực tiên tiến như hình ảnh vệ tinh và tình báo điện tử. Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ thiết lập các quy trình mới để bảo vệ thông tin quân sự tuyệt mật và xây dựng hệ thống phát hiện sớm các mối đe dọa tiềm tàng trong vùng biển tranh chấp.
Ông Vincent Kyle Parada, cựu chuyên gia phân tích quốc phòng của Hải quân Philippines, nói với This Week in Asia rằng, GSOMIA là minh chứng cho quan hệ đối tác bền chặt giữa hai quốc gia, giúp thể chế hóa các biện pháp hiện có và "theo một cách nào đó, bảo vệ liên minh khỏi những biến động trong lãnh đạo chính trị".
Trong khi Manila vẫn lạc quan về mối quan hệ với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, ông Parada nhấn mạnh, việc duy trì thỏa thuận chia sẻ tình báo đóng vai trò như một biện pháp bảo đảm cho Philippines.
Chuyên gia này giải thích: "Thông qua GSOMIA, Mỹ và Philippines về cơ bản có thể bù đắp những thiếu sót trong thu thập tình báo của nhau, Mỹ cung cấp phần phụ thuộc công nghệ cao hơn, trong khi Philippines đóng góp mạng lưới tình báo con người và kinh nghiệm thực địa".
Ông Chris Gardiner, Giám đốc điều hành Viện An ninh khu vực ở Canberra, Australia, cho rằng, thỏa thuận này là một thành công đáng kể nữa trong chính sách ngoại giao của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.
Theo ông Gardiner, việc tích hợp chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc và điện toán với tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) là nền tảng để sử dụng hiệu quả thông tin cần thiết nhằm ngăn chặn và giành thắng lợi trong xung đột.
Trong khi đó, ông Matteo Piasentini, chuyên gia an ninh tại viện nghiên cứu Geopolitica của Italy, cho rằng, diễn biến mới nhất là một bước tiến quan trọng trong việc củng cố liên minh Philippines-Mỹ khi việc chia sẻ thông tin và tình báo đang ngày càng chứng tỏ vai trò thiết yếu trong ngăn ngừa và quản lý xung đột.
Thỏa thuận trên được ký kết nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Manila. Ngày 19/11, tại họp báo ở Bộ Tư lệnh miền Tây của quân đội Philippines trên đảo Palawan gần Biển Đông, người đứng đầu Lầu Năm Góc nhấn mạnh, Philippines sẽ tiếp tục là quốc gia quan trọng đối với Washington trong nhiều năm tới.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Austin tái khẳng định cam kết quốc phòng của Washington với Manila theo Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951.
Chuyến đi của ông Austin diễn ra khi chỉ còn hai tháng nữa, chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ rời nhiệm sở để trao lại cho ông Donald Trump và bộ máy mới, sẽ nhậm chức vào ngày 20/1/2025.
Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng tiếp tục cung cấp gạo, góp phần giúp Timor Leste bảo đảm an ninh lương thực.
Ngày 7/8, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani nhận định, Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) nên kéo dài thời hạn yêu cầu phục chức cho Tổng thống Niger Mohamed Bazoum.
Vụ tấn công rocket nhằm vào một sân bóng ở Cao nguyên Golan hôm 27/7 khiến 12 thanh thiếu niên thiệt mạng làm nóng thêm nguy cơ nổ ra cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hezbollah ở Lebanon.
Sáng 27/4, tại Thủ đô Victoria, Cộng hòa Seychelles, Đại sứ Việt Nam tại Mozambique kiêm nhiệm Seychelles Phạm Hoàng Kim đã trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Wavel Ramkalawan. Buổi Lễ diễn ra trang trọng tại phủ Tổng thống, với sự hiện diện của các quan chức cấp cao Phủ Tổng thống và Bộ Ngoại giao Seychelles.
Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon cho rằng, nước này đang đối mặt với “khủng hoảng an ninh năng lượng”.
Nga và Ukraine gắn thiết bị tác chiến điện tử trên xe tăng, thiết giáp, để đối phó mối đe dọa gia tăng từ UAV góc nhìn thứ nhất.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 12/6.
Ryan Routh từng đến Ukraine ngay sau khi xung đột nổ ra, cố gắng tuyển mộ quân nhân Afghanistan đến chiến đấu cho Kiev, nhưng bị mô tả là 'lập dị' và gây nhiều nghi ngại.
Tuyên bố của ông Kim Jong-un coi Hàn Quốc là 'ngoại bang' và từ bỏ nỗ lực thống nhất gây căng thẳng ở bán đảo, nhưng cũng có thể chỉ là thông điệp chính trị.