LHQ cho rằng lực lượng Israel có thể nhiều lần vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật chiến tranh, không phân biệt được dân thường và các tay súng ở Gaza.
Trong báo cáo đánh giá 6 cuộc tấn công của Israel gây thương vong lớn và phá hủy hạ tầng dân sự ở Gaza, Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR) hôm nay cho biết lực lượng Israel có thể đã vi phạm "một cách có hệ thống" những nguyên tắc về phân biệt giữa dân thường và lực lượng tham chiến, tính tương xứng và biện pháp phòng ngừa trong các cuộc tấn công.
"Yêu cầu về lựa chọn phương tiện và cách thức chiến tranh để tránh hoặc ít nhất là giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại cho dân thường dường như liên tục bị vi phạm trong các chiến dịch oanh tạc của Israel", Cao ủy LHQ về Nhân quyền Volker Turk nói.
Báo cáo của LHQ nêu chi tiết 6 vụ tấn công từ ngày 7/10/2023 đến ngày 12/2/2024, trong đó có thể đánh giá các loại vũ khí, phương tiện và cách thức mà Israel sử dụng.
"Chúng tôi cảm thấy việc công bố báo cáo ngay bây giờ là rất quan trọng, bởi vì tám tháng trôi qua mà chúng tôi chưa thấy các cuộc điều tra đáng tin cậy và minh bạch về một số vụ tấn công", Ravina Shamdasani, phát ngôn viên OHCHR, nói và kêu gọi chính quyền Israel đảm bảo điều tra minh bạch hoặc có hành động quốc tế về vấn đề này.
Phái đoàn thường trực của Israel tại Liên Hợp Quốc mô tả báo cáo của OHCHR "sai sót về mặt thực tế, pháp lý và phương pháp luận".
"OHCHR chỉ thấy một phần bức tranh thực tế, nên bất kỳ nỗ lực đưa ra kết luận pháp lý đều có sai sót về bản chất", bình luận của phái đoàn ngoại giao Israel nêu rõ.
Cơ quan y tế Dải Gaza cho biết chiến dịch trên bộ và không kích của Israel đã khiến hơn 37.400 người thiệt mạng trên dải đất của người Palestine. Tel Aviv phát động chiến dịch ở Gaza ngay sau khi Hamas tấn công miền nam Israel hồi đầu tháng 10/2023, khiến khoảng 1.200 người chết và bắt cóc 250 con tin.
OHCHR tuần trước cho biết cuộc đột kích giải cứu 4 con tin của Israel ở trại tị nạn Nuseirat hồi đầu tháng, trong đó khiến ít nhất 274 người Palestine thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương, có thể cấu thành tội ác chiến tranh. Tuy nhiên, cơ quan này cũng nhấn mạnh việc Hamas giam giữ con tin trong các khu khu vực đông dân cư cũng có thể được xem là tội ác chiến tranh.
Thanh Tâm (Theo Reuters)
Quan chức Mỹ nói Washington chuyển giao tên lửa ATACMS tầm bắn 300 km cho Kiev để tập kích hiệu quả hơn vào mục tiêu ở bán đảo Crimea.
Các nhà hoạt động phản chiến ở London dán đè ảnh người mẹ bế con ở Gaza lên bức tranh của Picasso để kêu gọi ngừng bán vũ khí cho Israel.
Pháp có kế hoạch tăng cường an ninh tại các sân bay xung quanh Paris và trên các chuyến tàu sau làn sóng báo động bom giả gần đây.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng đẩy nhanh các cuộc đàm phán với ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử (COC) của các bên ở Biển Đông đồng thời cảnh báo về 'sự can thiệp từ bên ngoài' trong khu vực.
Quan chức Ukraine cho biết Nga đang triển khai khoảng 25.000 binh sĩ, tương đương một sư đoàn, quanh thành trì chiến lược Chasov Yar tại tỉnh Donetsk.
Hải quân Trung Quốc lần đầu xác nhận đang đóng tàu sân bay thứ 4 và cho biết sắp công bố mẫu chiến hạm này.
Hàn Quốc cho rằng tuyên bố của Triều Tiên về vụ thử tàu lặn có khả năng gây 'sóng thần hạt nhân' có thể chỉ là thông tin phóng đại.
Bão Shanshan gây mưa lớn khi đổ độ vào phía nam Nhật Bản, khiến ít nhất 5 người chết và gần 100 người bị thương.
Ngày 23/9, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về tương lai của Liên hợp quốc, trong đó ông cam kết bảo vệ lợi ích của nhân loại.