Theo một quan chức cấp cao của Lebanon, nước này và Hezbollah đã đồng ý với đề xuất ngừng bắn từ Mỹ và đưa ra một số ý kiến về thỏa thuận.
Quan chức cấp cao của Lebanon cho hay vẫn còn nhiều chi tiết trong đề xuất ngừng bắn cần được thống nhất, điều này có thể gây trì hoãn thỏa thuận cuối cùng. Trong thời gian này, đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein dự kiến sẽ đến thủ đô Beirut của Lebanon sớm nhất có thể.
Ông Ali Hassan Khalil, trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Lebanon Nabih Berri, cho biết nước này đã gửi phản hồi bằng văn bản tới đại sứ Mỹ tại Beirut trong ngày 18-11. Đặc phái viên Nhà Trắng, ông Amos Hochstein, hiện đang trên đường tới Beirut để tiếp tục đàm phán.
Phía Israel chưa đưa ra bình luận nào về thông tin này.
Hezbollah, nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn, đã ủy quyền cho đồng minh lâu năm là Chủ tịch Quốc hội Lebanon Nabih Berri đứng ra đàm phán thỏa thuận ngừng bắn.
"Lebanon đã trình bày các ý kiến của mình trong bầu không khí tích cực", ông Khalil nói nhưng từ chối tiết lộ chi tiết. "Tất cả các ý kiến của chúng tôi đều khẳng định cam kết chính xác đối với Nghị quyết 1701 của Liên Hiệp Quốc với đầy đủ các điều khoản".
Ông Khalil nhắc đến Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, văn kiện đã kết thúc cuộc chiến giữa Hezbollah và Israel năm 2006.
Theo nghị quyết này, Hezbollah không được phép hiện diện quân sự trong khu vực giữa biên giới Lebanon - Israel và sông Litani, cách biên giới khoảng 30 km về phía bắc.
Tuy nhiên, ông Khalil cũng lưu ý rằng thành công của sáng kiến này hiện phụ thuộc vào phía Israel. "Nếu Israel không muốn giải pháp, họ có thể tạo ra hàng trăm vấn đề", ông nói.
Israel từ lâu đã tuyên bố rằng Nghị quyết 1701 chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ, với lý do Hezbollah vẫn duy trì lực lượng và vũ khí gần biên giới. Ngược lại, Lebanon cáo buộc Israel vi phạm nghị quyết, bao gồm việc cho máy bay chiến đấu bay vào không phận nước này.
Ông Khalil cũng chỉ trích việc Israel gia tăng các cuộc không kích nhằm vào Beirut và các khu vực phía nam do Hezbollah kiểm soát, cho rằng đây là hành động nhằm gây áp lực trong đàm phán. "Họ đang cố đàm phán dưới lửa đạn, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng đến lập trường của chúng tôi", ông khẳng định.
Từ cuối tháng 9, Israel đã thực hiện các đợt tấn công lớn vào Hezbollah, tiêu diệt thủ lĩnh Sayyed Hassan Nasrallah, và không kích nhiều khu vực rộng lớn tại Lebanon. Quân đội Israel cũng đã triển khai binh sĩ tới miền nam Lebanon.
Còi báo động vang lên tại Tel Aviv và nhiều khu vực miền trung Israel vào tối 18-11. Mảnh vỡ từ một tên lửa bị đánh chặn đã rơi xuống con phố chính tại ngoại ô Tel Aviv, khiến 6 người bị thương, trong đó một phụ nữ 54 tuổi trong tình trạng nguy kịch.
Hezbollah tuyên bố đã tấn công bằng máy bay không người lái (drone) vào "các mục tiêu quân sự nhạy cảm" tại Tel Aviv. Trước đó, một phụ nữ Israel đã thiệt mạng khi một quả rocket đánh trúng tòa nhà tại Shfaram, miền bắc Israel.
Chiến dịch của Israel nhằm vào Hezbollah bắt đầu sau gần một năm căng thẳng xuyên biên giới. Mục tiêu của chiến dịch là vô hiệu hóa năng lực của Hezbollah và đảm bảo hàng chục ngàn người Israel phải sơ tán khỏi miền bắc được trở về.
Tính đến nay, chiến dịch của Israel đã khiến 3.481 người tại Lebanon thiệt mạng, theo thống kê của nhà chức trách nước này, trong đó bao gồm cả dân thường và binh sĩ.
Về phía Israel, các vụ tấn công của Hezbollah đã khiến 43 dân thường và 73 binh sĩ thiệt mạng.
Ngày 26/7, một nguồn thạo tin với Hải quân Nga cho biết, khinh hạm đa năng trang bị tên lửa siêu thanh Zircon - Đô đốc Gorshkov - của Hạm đội phương Bắc sẽ cập cảng Tartus của Syria.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng nhấn mạnh trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế, hai nước phải gắn bó chặt chẽ với nhau, vì điều kiện địa chính trị khách quan khiến vấn đề an ninh, ổn định của nước này cũng chính là an ninh, ổn định của nước kia.
Ngày 9/8, Tổng thống Nigeria Bola Tinubu, đồng thời là Chủ tịch Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) khẳng định, các nước láng giềng của Niger “không loại trừ” khả năng can thiệp quân sự vào nước này.
Ông David Hurley lái xe điện đưa Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan phủ Toàn quyền Australia sau cuộc hội kiến.
Loạt nghị sĩ Canada bị cáo buộc phản quốc và cấu kết với nước ngoài, buộc Thủ tướng Trudeau chấp nhận mở rộng điều tra.
Thủ tướng Czech Petr Fiala cho biết nước này sẽ không còn phụ thuộc dầu mỏ Nga vào giữa năm 2025 nhờ mở rộng đường ống Transalpine từ Italy.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xác nhận vụ nổ súng khiến ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump bị thương trước đó cùng ngày là nỗ lực ám sát.
Sau 2 tuần xảy ra vụ sập đường hầm cao tốc tại bang Uttarakhand của Ấn Độ, lực lượng cứu hộ vẫn chưa thể đưa 41 công nhân bị mắc kẹt ra ngoài.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko cho biết, nước này sẽ ký thỏa thuận mới về hợp tác toàn diện với Iran trong tương lai rất gần.