Sáng 11.3, Lễ kỷ niệm 1.775 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (ngày 22.2.248 - 22.22023) và lễ đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền Bà Triệu đã diễn ra tại Khu di tích đền Bà Triệu (ở xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đầu Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - cho biết, đây là một sự kiện quan trọng thể hiện sự tri ân sâu sắc và lòng tự hào của các thế hệ hôm nay đối với các bậc tiền nhân, những người đã đóng góp to lớn trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước; đồng thời tăng cường giới thiệu và tôn vinh giá trị di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Tại buổi lễ, ông Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản - thay mặt lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã trao chứng nhận danh hiệu di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Bà Triệu cho đại diện tỉnh Thanh Hóa.
Lễ hội sẽ diễn ra nhiều nghi lễ, hoạt động văn hóa đặc sắc gồm: Lễ trình cáo, tế lễ, lễ yên vị và dâng hương tại đền Bà Triệu, lăng mộ Bà Triệu trên núi Tùng, lăng mộ ba ông tướng họ Lý dưới chân núi Tùng, đền Đệ Tứ, miếu Bàn thề, đình làng Phú Điền (xã Triệu Lộc, Hậu Lộc); rước kiệu Bà, trình tấu Chúc văn trên đền Bà; các tiết mục nghệ thuật tái hiện cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
Theo Ban tổ chức, lễ hội Bà Triệu sẽ tiếp tục diễn ra đến hết ngày 24.2 Âm lịch (tức ngày 13.3).
Theo sử sách, năm 248, Triệu Thị Trinh (tức Bà Triệu) cùng người anh trai Triệu Quốc Đạt, một huyện lệnh có thế lực trong vùng, đã tập hợp nghĩa sĩ, chọn núi Nưa làm căn cứ để luyện tập võ nghệ, dấy binh khởi nghĩa, đánh đuổi quân Đông Ngô xâm lược. Cuộc khởi nghĩa sau đó thất bại, nữ tướng phải tuẫn tiết ở núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay).
Cuộc khởi nghĩa đánh quân Đông Ngô xâm lược của Bà Triệu tuy thất bại nhưng đã tạo nên mốc son sáng chói trong lịch sử, thể hiện tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, ý chí hiên ngang, khí phách quật cường với câu nói bất hủ: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta", nhiều đời sau vẫn còn lưu truyền mãi.
Để tưởng nhớ công lao của Bà Triệu, người dân xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc đã lập đền thờ, xây lăng mộ bà trên đỉnh núi Tùng, xây dựng đền thờ Bà Triệu trên núi Gai, dựng ngôi đình lớn ở giữa làng Phú Điền. Qua các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều cho tu sửa đền miếu, ban sắc phong và quy định tế lễ với nghi thức quốc lễ.
Năm 1979, đền thờ và lăng mộ Bà Triệu (xã Triệu Lộc) được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2014, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu được Thủ tướng quyết định xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Một số hình ảnh tại lễ hội sáng 11.3:
Các chuyên gia dân số dự báo trong thời gian tới độ tuổi kết hôn ở các chị em tiếp tục 'già' đi. Các bạn gái TP.HCM kết hôn muộn. Độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu của TP.HCM gần chạm mốc 30 tuổi.
Sáng 17-6, đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2023 của TP.HCM đã vinh danh, tuyên dương 350 bạn nhỏ đạt nhiều thành tích nổi bật.
Lãnh đạo TP.HCM thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ nhân dịp ngày 27-7.
Điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm đợt 1 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) năm 2024 dao động từ 18 - 24 điểm.
Chiều 21/8, Thái Lan ghi nhận một ca nhiễm đậu mùa khỉ, nghi ngờ do chủng virus mới đang lưu hành ở châu Phi gây nên.
82 tân sinh viên khó khăn Huế và Quảng Ngãi đã tụ hội về TP.Huế chiều 9-10 để nhận học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ năm 2024.
Tỉnh Đoàn Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) đã tổ chức chương trình tuyên dương Học sinh 3 tốt và Học sinh 3 rèn luyện cấp tỉnh, năm học 2023 - 2024.
Số con trung bình của một phụ nữ TP HCM trong độ tuổi sinh đẻ là 1,32, trong khi năm ngoái là 1,42, giảm ở mức cảnh báo.
Trong 7 ngày nghỉ Tết, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận ba bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn nhưng đến khám muộn, phải cắt bỏ bộ phận này.