Lấy mặn trị mặn - bài học linh động về thích ứng biến đổi khí hậu

08:40 08/04/2024

Cần hiểu chủ trương đưa nước mặn vào “vùng ngọt hóa” của tỉnh Tiền Giang như việc làm hướng tới đa mục tiêu trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Những ngày gần đây mạng xã hội lại “nóng” lên trước thông tin UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức lấy nước mặn từ sông Tiền vào vùng “ngọt hóa”.

Theo đó, UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang vận hành lấy gạn nước tại cống Xuân Hòa (xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo) bơm vào hệ thống kênh phục vụ vùng “ngọt hóa Gò Công” gồm các địa phương: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và thị xã Gò Công.

Ngay sau khi thông tin được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, có ý kiến cho rằng điều này sẽ làm phá sản công trình ngọt hóa mà thời gian qua Đảng, Nhà nước đã dành sự đầu tư lớn.

Người dân vùng giáp biển vận chuyển nước ngọt phục vụ sinh hoạt gia đình. Ảnh: Lục Tùng

Thoạt nhìn, ý kiến này đáng quan tâm, vì việc đưa nước mặn vào “vùng ngọt hóa” như một cách “nối giáo” cho nước mặn tấn công trực diện vào vùng “ngọt hóa”. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tài nguyên nước, cần đặt vấn đề một cách rộng hơn để xem xét một cách khách quan, khoa học và thời sự.

Theo TS Tô Văn Trường - chuyên gia nghiên cứu độc lập về môi trường và tài nguyên nước, việc đưa nước mặn vào “vùng ngọt hóa” nên hiểu như là một hành động hướng tới đa mục tiêu trong thời kỳ mặn xâm nhập sâu vào nội đồng đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Ông Trường đưa ra ví dụ, ngay hồ Kênh Lấp (Bến Tre) được đầu tư 85 tỉ đồng, có sức chứa 800.000 m3 nước, vẫn bị mặn xâm nhập.

Biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng đang dồn đẩy nhiều địa phương vùng ĐBSCL vào tình thế thiếu nước ngọt cục bộ. Ảnh: Lục Tùng

Theo các chuyên gia, việc lấy nước “có độ mặn được kiểm soát” (dưới 1,5 gram/lít) vào cống Xuân Hòa trong cao điểm khô hạn là việc làm hướng tới nhiều mục tiêu quan trọng chứ không đơn giản là chuyện “lấy nước chỗ này đưa đến chỗ khác”.

Bên cạnh việc nâng cao mực nước trên các kênh trong vùng “ngọt hóa Gò Công” nhằm hạ nền nhiệt độ do nắng nóng gây ra, còn có tác dụng “ém phèn” bên dưới lòng đất trồi lên và mặn bên ngoài thẩm thấu vào... Ngoài ra, điều này còn hướng tới mục tiêu hài hòa thăng bằng bờ đất các tuyến kênh, rạch trong bối cảnh mực nước nội đồng cạn kiệt để hạn chế khả năng sạt lở.

Theo TS Tô Văn Trường, vấn đề cần quan tâm ở đây là phải tổ chức việc vận hành tốt quy trình của cống và liên tục công khai minh bạch thông tin về lượng nước và độ mặn kèm khuyến cáo để người dân chủ động tưới nước vào thời gian thích hợp với cây trồng.

Song song với việc “lấy mặn trị mặn“, theo các chuyên gia, cần quản lý việc vận hành cống và cập nhật thông tin về mực nước và độ mặn để người dân chủ động lấy nước một cách hiệu quả. Ảnh: Lục Tùng

Thực ra, cách làm “lấy độc trị độc” này có thể mới trong lĩnh vực thủy lợi, nhưng không mới so với thực tiễn thích ứng với biến đổi thời tiết của ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL trong thời gian qua.

Để hạn chế khả năng bùng phát cháy rừng trên diện rộng trong bối cảnh thiếu nguồn nước chữa cháy, từ nhiều năm qua ngành nông nghiệp đã áp dụng có hiệu quả chủ trương đốt rừng chủ động. Sau khi xác định “điểm nóng”, tổ chức dùng lửa đốt có kiểm soát xung quanh khu vực đó để tạo khoảng trống với khu vực có nguy cơ cháy cao. Thoạt nhìn có vẻ như “nghịch lý”, nhưng chính việc đốt cháy chủ động này đã tạo ra hành lan an toàn, hạn chế khả năng bắt lửa của khu vực nguy cơ cao khi xảy ra cháy...

Vì lẽ đó, thay vì lên án, chỉ trích…, chúng ta nên xem đây là sự linh động thích ứng trong tình hình mới để rồi cùng chung tay hiến kế, đề xuất giải pháp khả thi. Những sáng kiến hay, việc làm thiết thực lúc này không chỉ góp phần cho việc vận hành “lấy mặn trị mặn” hiệu quả hơn trong lĩnh vực thủy lợi, mà qua đó còn gợi mở ra nhiều hướng đi mới lộ trình thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày một nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm
Thiệt hại do bão số 3: Hơn 50 học sinh, giáo viên tử vong; 99 điểm trường chưa thể dạy học

Thiệt hại do bão số 3: Hơn 50 học sinh, giáo viên tử vong; 99 điểm trường chưa thể dạy học

16:50 16/09/2024

Bộ GD&ĐT cho hay, bão số 3 (Yagi) cùng hoàn lưu bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc.

'Cây ATM 1.000 đồng' giúp người nghèo ở biên giới

'Cây ATM 1.000 đồng' giúp người nghèo ở biên giới

02:00 19/08/2024

Ông Xồng Bá Lù từng nghĩ sống hết đời trong căn nhà cũ, có nguy cơ đổ sập khi mưa lớn cho đến khi huyện Tương Dương xây dựng 'cây ATM 1.000 đồng'.

Nổ lớn ở nhà máy giấy, một người tử vong

Nổ lớn ở nhà máy giấy, một người tử vong

14:20 09/04/2024

Sau tiếng nổ lớn trong nhà máy giấy rộng hàng nghìn mét vuông, mái tôn, fibro xi măng bị hất tung, một công nhân thiệt mạng.

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Ba Bể

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Ba Bể

19:50 04/01/2024

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Kạn đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Phó Giám đốc Ban...

Bình Phước: Nam thanh niên nhảy từ cầu xuống dòng sông Bé

Bình Phước: Nam thanh niên nhảy từ cầu xuống dòng sông Bé

15:10 20/08/2023

Theo một số người dân, nam thanh niên điều khiển xe máy màu đỏ dừng ở giữa cầu Nha Bích (thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước), sau đó bỏ xe lại trên cầu, nhảy xuống dòng sông Bé và bị mất tích.

Nóng Sài Gòn: Khởi động 2 dự án hơn 8.200 tỉ đồng giải cứu kẹt xe cửa ngõ

Nóng Sài Gòn: Khởi động 2 dự án hơn 8.200 tỉ đồng giải cứu kẹt xe cửa ngõ

19:30 09/11/2023

Tin tức Nóng Sài Gòn ngày 9.11: Khởi động 2 dự án hơn 8.200 tỉ đồng giải cứu kẹt xe cửa ngõ; Người dân rút ngắn gần 10km khi cầu...

Nữ sinh phải bỏ thi vì gặp tai nạn trên đường

Nữ sinh phải bỏ thi vì gặp tai nạn trên đường

22:00 27/06/2024

Được bố chở đến trường thi tốt nghiệp THPT nhưng trên đường đi, xe máy của 2 bố con nữ sinh xảy ra tai nạn khiến cả 2 phải nhập viện cấp cứu.

Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

05:30 21/09/2024

Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sau hàng loạt vụ sạt lở đất khiến hàng trăm người dân phải di dời.

Nghiên cứu giải pháp bố trí lại dân cư vùng 'rốn lũ' ngoại thành Hà Nội

Nghiên cứu giải pháp bố trí lại dân cư vùng 'rốn lũ' ngoại thành Hà Nội

22:45 03/10/2024

Tại cuộc họp báo do UBND TP Hà Nội tổ chức chiều 3/10, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Đình Hoa trả lời về giải pháp khắc phục tình trạng ngập lụt kéo dài tại huyện Chương Mỹ. Ông Nguyễn Đình Hoa cho biết, Chương Mỹ là một trong những địa phương nằm trong lưu vực sông Tích, sông Bùi, có rất nhiều vùng trũng so với mặt sông, dẫn đến cứ mưa là ngập úng. Để hạn chế tình trạng ngập lụt ở huyện Chương Mỹ, thành phố đang triển khai giải pháp cho kè hai...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới