Dòng người rời quê lên TP Hồ Chí Minh lập nghiệp với mong muốn đổi đời. Sau cơn đại dịch COVID-19, tình hình kinh tế khó khăn, không ít lao động phải rời bỏ thành phố trở về quê nhà. Với những người ở lại, con đường mưu sinh với họ càng chật vật hơn, họ buộc phải làm đủ nghề để mưu sinh.
Cũng như nhiều lao động nhập cư khác, chị Hồ Mỹ Phượng (49 tuổi) rời quê Cần Thơ lên TP Hồ Chí Minh vào nhà máy làm công nhân. Sau 15 năm làm công nhân tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (cty PouYuen), chị Phượng quyết định rời nhà máy để ở nhà chăm 2 đứa con nhỏ. Khi ấy, chị thuê một căn phòng trọ trên đường Trần Thanh Mại (quận Bình Tân), đặt chiếc máy may nhận sửa quần áo và gia công thú nhồi bông, đó cũng chính là công việc nuôi sống chị khi rời nhà máy.
Chị Phượng chia sẻ, công việc ngoài nhà máy bấp bênh, thu nhập không ổn định, những lúc có hàng gia công mỗi ngày chị kiếm được từ 70 – 100 nghìn đồng, lâu lâu có người đến sửa đồ thì chị có thêm thu nhập. Những lúc ít hàng, chị nhận thêm áo mưa về xếp và nhận giữ trẻ là con công nhân để có thêm thu nhập trang trải.
Thời gian gần đây, tình hình kinh tế khó khăn, chị không có hàng để gia công, công nhân mất việc cũng không có nhu cầu gửi con, nguồn thu nhập của chị chỉ trông chờ vào việc xếp áo mưa. Mỗi tuần, hai mẹ con chị Phượng xếp được 100 bó áo mưa (mỗi bó 100 cái) với tiền công 9.000 đồng/bó.
“Sau khi chồng mất vì bệnh ung thư, ba mẹ con tôi ở thành phố sống nương tựa vào nhau, số tiền kiếm được ráng tằn tiện, có gì ăn đó rồi cũng qua ngày”, chị Phượng tâm sự.
Cũng như chị Phượng, chị Huỳnh Thị Hằng (38 tuổi, quê Huế) từng có 9 năm làm công nhân may trong nhà máy, sau thời gian làm công nhân, chị xin nghỉ ở nhà vừa nhận hàng gia công vừa chăm sóc 2 con nhỏ. Căn phòng trọ nhỏ trên đường Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú vừa là nơi trú ngụ của gia đình 4 người và cũng là nơi làm việc của chị Hằng.
Theo chị Hằng, công việc gia công chỉ là giải pháp tình thế khi chị phải chăm sóc con nhỏ, bởi lẽ công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định, và tình hình càng khó khăn hơn khi kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng, không chỉ công nhân nhà máy bị ảnh hưởng mà những người lao động tự do như chị cũng gặp khó khăn vì ít hàng gia công.
Chị Hằng tính toán, nếu lượng hàng vẫn tiếp tục giảm, chị sẽ tìm thêm nguồn hàng khác, tuy nhiên, tình huống xấu nhất không có hàng gia công thì phải đi tìm công việc khác.
Hành trang lên phố thị của nhiều người lao động nghèo chỉ là ước mơ, có ước mơ chỉ đơn giản là có công việc ổn định.
Với chị Lê Thị No (40 tuổi), công nhân Công ty PouYuen cũng không ngoại lệ. Chị No sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo thuộc tỉnh Trà Vinh, năm 2010, chị lên TP Hồ Chí Minh mang theo ước mơ về cuộc sống ấm no. Những tưởng công việc ổn định có thu nhập lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn, nhưng cách đây ít ngày chị nhận được thông tin mình nằm trong danh sách thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trong thời gian sắp tới.
Nỗi lo cơm áo giờ thêm nặng gánh khi chị sắp mất việc lúc các con đang ở độ tuổi ăn học, công việc của chồng khó khăn. Chồng chị No làm cùng công ty, nhiều tháng nay ít việc, chồng chị phải đăng ký chạy xe ôm công nghệ để có thêm thu nhập xoay xở cuộc sống.
"Hai vợ chồng đều bị giảm giờ làm, đợt cắt giảm trước tôi may mắn không rơi vào danh sách nhưng lần này không may mắn như vậy", chị No buồn bã nói.
Từ trại tạm giam, bà Trương Mỹ Lan đã viết đơn kháng cáo gửi cho tòa án. Trong kháng cáo, bà Lan đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ bản án...
Báo Thế giới & Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao, Thương mại quốc tế và Tôn giáo Cộng hòa Argentina Santiago A. Cafiero nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Argentina (25/10/1973-25/10/2023).
4 trường quốc tế ở TP.HCM và Long An đã phát động và thực hiện 'Tuần lễ sẻ chia' hướng về người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Cơ quan chức năng TP Thủ Đức xử phạt hành 5 triệu đồng đối với ông Guillon Jean Marcel Guy Noel, tổng giám đốc Bệnh viện FV vì xúc phạm người thi hành công vụ.
Tin tức đáng chú ý: Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký phê duyệt quy hoạch Cần Thơ; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam, thăm chính thức Lào và Thái Lan; Phạt nhà đầu tư mua chui cổ phiếu...
Bạc Liêu - Ngày 12.5, Đoàn công tác Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra tình hình...
Ngay từ xa xưa, người ta đã quan niệm giáo dục có nghĩa là khơi ra, chứ không phải là nhồi vào như ta hằng tưởng.
Mưa lớn kèm lốc xoáy trên địa bàn huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang khiến 5 căn nhà bị tốc mái, chìm 4 ghe biển và 1 ngư dân tử vong.
Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kiêm nhiệm Nepal và Bhutan Nguyễn Thanh Hải khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ với Bhutan và mong muốn đóng góp vào tiến trình cải cách, phát triển của quốc gia này.