TPO - Dịp áp Tết Nguyên đán, làng nghề mứt gừng "tiến vua" trứ danh Kim Long, quận Phú Xuân, TP. Huế, lại đỏ lửa suốt ngày đêm để tạo ra sản phẩm truyền thống thơm ngon, cay nồng đặc trưng như món quà Xuân đầy ý nghĩa, ấm áp cho mọi gia đình ở vùng đất Cố đô và muôn nơi.
VIDEO: Làng nghề mứt gừng Kim Long, Huế, tất bật vào vụ Tết. |
![]() |
Những ngày này, nhiều gia đình ở phường Kim Long tất bật vào mùa làm mứt gừng Tết - một đặc sản không thể thiếu trong ngày Xuân của hầu hết các gia đình ở Cố đô Huế. |
![]() |
Là nghề truyền thống được trao truyền, lưu giữ qua bao đời, người dân Kim Long đã khéo léo tạo nên sản phẩm mứt gừng độc đáo, mang đậm hương vị riêng của vùng đất Cố đô. Ngày nay, mứt gừng Kim Long không chỉ phổ biến ở Huế mà còn được xuất bán đi nhiều nơi, trở thành món quà lưu niệm đặc biệt mà du khách mang về từ vùng đất Cố đô. |
![]() |
Theo người dân Kim Long và các tài liệu nghiên cứu, đặc sản mứt gừng của địa phương được làm từ những củ gừng tươi, cay nồng, trồng trên vùng đất vùng Bằng Lãng, ngã ba Tuần ven sông Hương, quận Phú Xuân, Huế. Gừng củ nguyên liệu để làm mứt được lựa chọn khắt khe từ vùng gò đồi khô cằn phía thượng nguồn sông Hương để từ đó chế biến thành loại mứt gừng đặc trưng, khác biệt với sản phẩm mứt của những nơi khác về màu sắc, độ cay nồng, vị thơm. |
![]() |
Củ gừng tươi nguyên liệu để làm mứt Tết được rửa sạch, thái mỏng đều tay, sau đó ngâm qua nước chanh để giảm bớt độ cay. Tiếp theo, gừng được sên trộn với đường cát trắng theo tỷ lệ phù hợp đun trên bếp lửa cháy liu riu, đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn của người làm. Thành phẩm là những lát mứt gừng vàng óng, thơm phức, ngọt dịu mà vẫn giữ được chút cay nhẹ đặc trưng. |
![]() |
Ngày cuối tháng Chạp, tại căn nhà của ông Trương Đình Thử (80 tuổi, đường Phạm Thị Liên, phường Kim Long) luôn rộn rịp người vào ra. Những người thợ làm mứt dường như không ngơi nghỉ, họ tất bật thực hiện các công đoạn rim nấu để tạo ra nhiều mẻ mứt gừng thơm ngon, vàng óng. |
![]() ![]() ![]() ![]() |
Ông Thử kể rằng, gia đình đã qua đời thứ 3 làm nghề mứt gừng Tết. Từ nhỏ, mỗi dịp giáp Tết, ông được tiếp xúc và làm công việc chế biến mứt gừng. Các cụ xưa kể lại, cuối năm thời tiết xứ Huế thường mưa lạnh, nên dân làng nghĩ ra cách làm mứt gừng sử dụng cho ngày Tết để tạo sự ấm áp, sum họp, xua đi những ngày giá rét. Sau đó, mứt gừng không chỉ trở thành nghề truyền thống của vùng đất Kim Long nổi tiếng, mà còn là sản vật dâng tiến vua một thời. |
![]() |
Đến thời điểm này năm nay, gia đình ông Thử đã làm hơn 2 tấn mứt gừng phục vụ nhu cầu Tết của khách hàng, với giá bán 80.000 đồng/kg. |
![]() |
Tại nhà ông Nguyễn Văn Dân (65 tuổi, ngụ phường Kim Long) cũng có gần 10 người tất bật làm mứt gừng phục vụ Tết. 4 lò rim mứt gừng của ông Dân đỏ lửa suốt ngày đêm. Ông Dân cho biết, mứt làm từ nguyên liệu gừng trồng ở ngã ba Tuần rất thơm ngon, nhưng giá thành hơi cao nên khi ai đặt thì mới làm. |
![]() |
“Mứt làm từ nguyên liệu gừng trồng ở ngã ba Tuần khi ra thành phẩm lên đến 110.000 đồng/kg, nên ai đặt thì mình mới làm. Bình thường, lò mứt của gia đình còn sử dụng nguyên liệu gừng tươi ở nơi khác, như gừng Lao Bảo, tuy không ngon bằng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, giá cả phải chăng chỉ 80.000 đồng/kg”, ông Dân nói. |
![]() |
Theo ông Mai Khắc Phục - Chủ tịch UBND phường Kim Long, tại địa phương vẫn còn nhiều hộ dân giữ nghề truyền thống làm mứt gừng. Cuối năm 2024 vừa qua, nghề mứt gừng Kim Long được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (nay là thành phố Huế) công nhận là nghề truyền thống của tỉnh. “Chính quyền địa phương sẽ luôn đồng hành hỗ trợ cùng người dân để phát triển nghề mứt gừng, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Trong đó ưu tiên phát triển về chất lượng sản phẩm và mẫu mã, mở rộng thị trường dành cho khách du lịch”, ông Phục cho biết. |
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.