Chiến tranh đã lùi vào quá khứ, màu của hòa bình đã lên xanh. Song, những vết thương không rỉ máu vẫn âm thầm gieo nỗi đau thương cho nhiều gia đình, đó là chất độc hóa học da cam/dioxin.
Nhận thức sâu sắc về hậu quả của chất độc hóa học đối với môi trường và sức khỏe con người, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách khắc phục hậu quả chất độc hóa học đối với môi trường và sức khỏe con người; giải quyết chế độ và chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC).
Hơn 60 năm trước, khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học đã thả xuống những cánh rừng miền Nam Việt Nam. Quân đội rải thảm gọi những chất độc màu xanh lá, màu hồng, màu trắng, màu tím, màu lam và nhiều hơn cả là 44 triệu lít chất độc màu da cam là "cầu vồng". Còn đối với những nạn nhân hứng chịu thảm họa này, đó là mảnh cầu vồng "chết chóc" trên bầu trời nước ta suốt 11 năm (từ 1961-1972).
Theo số liệu thống kê của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, ở Việt Nam có khoảng 5 triệu người bị nhiễm chất độc hóa học, bao gồm cả những người tham gia kháng chiến và người dân sinh sống trên địa bàn bị rải chất độc hóa học. Nỗi đau này vẫn còn dai dẳng qua nhiều thế hệ và là minh chứng rõ nét nhất về hậu quả tàn khốc mà chiến tranh đã để lại.
Các nạn nhân đã và đang tiếp tục sống trong đau đớn về thể chất và tinh thần. Không những gây hậu quả nặng nề đến sức khỏe người trực tiếp tham gia kháng chiến mà còn để lại những di chứng rất đau lòng và thương tâm cho con cháu của họ. Các nạn nhân đều rất khó khăn, có người khi sinh ra không được lành lặn, phải chịu nỗi đau khuyết thiếu một phần cơ thể, một số khác thiểu năng trí tuệ, không thể đi đứng, tự chủ sinh hoạt cá nhân.
Tiền Phong Đời sống của phần lớn nạn nhân, gia đình nạn nhân chất độc da cam còn rất khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần 1 |
Đời sống của phần lớn nạn nhân, gia đình nạn nhân chất độc da cam còn rất khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần |
Trở về từ chiến trường, cựu chiến binh T.V. Đ (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) giống như nhiều đồng đội không may bị nhiễm chất độc da cam. Ông cho biết: Chỉ có đất nước nào trải qua chiến tranh mới thấu hiểu sự mất mát và cũng chỉ những gia đình nào có vợ chồng, con cháu, người thân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam mới thấm thía nỗi đau khổ và sự thiệt thòi to lớn đó. Tại huyện Bến Lức, hiện có 116 nạn nhân chất độc da cam, hoàn cảnh các gia đình đều rất khó khăn. Các bệnh phổ biến ở con, cháu nạn nhân chất độc da cam thường là liệt hoàn toàn hay một phần cơ thể, mù, câm, điếc, bại não, tâm thần… Nhiều cặp vợ chồng không được làm cha, làm mẹ và ngược lại có hàng triệu cặp vợ chồng sinh từ 2 - 6, 7 người con đều bị dị dạng, tật nguyền, vô thức hoặc chết dần, chết mòn. Di chứng chất độc màu da cam tưởng chừng đã có lúc khiến chúng tôi gục ngã… nhưng sự quan tâm, sẻ chia từ cộng đồng đã tiếp thêm động lực, niềm tin để chúng tôi tiếp tục cố gắng, vươn lên trong cuộc sống.
Tiền Phong 1 |
Thật khó đong đếm hết nỗi đau của những người cha, người mẹ khi phải chứng kiến con cái của mình sinh ra với hình hài, trí óc không trọn vẹn. Tuy vậy, vượt lên nỗi đau đó, những người thân của nhiều NNCĐDC đã không quản ngại khó khăn, vất vả, trở thành điểm tựa cho các nạn nhân. Bao nhiêu năm được làm cha, làm mẹ là bấy nhiêu năm họ phải chịu những nỗi đau tinh thần khi chứng kiến những người con bị di chứng chất độc da cam (CĐDC) câm, điếc, bại não… Trong tâm niệm, họ chỉ cầu mong mình có sức khỏe để mãi bên cạnh chăm sóc những đứa con thiệt thòi và tội nghiệp.
Tiền Phong 1 |
Những cảnh đời bất hạnh đó vẫn đang hàng ngày sống và giành giật sự sống cho những đứa con không lành lặn do CĐDC. Cuộc chiến ấy có thể kéo dài 10, 20 năm... thậm chí là cả đời người. Nhưng, họ chính là minh chứng sống động cho một chân lý rằng, tình yêu của cha mẹ dành cho con cái không thể nào đong đếm.
Bà N.T.V (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) chia sẻ: Tôi có con trai bị di chứng chất độc màu da cam, không thể tự chăm sóc bản thân, cuộc sống gia đình lại rất khó khăn, chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Thời gian tới, tôi chỉ mong Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội quan tâm, giúp đỡ để cuộc sống bớt khổ hơn, có điều kiện sống tốt như mọi công dân khác.
Thấu hiểu những nỗi đau về thể xác và tinh thần mà những nạn nhân chất độc da cam và gia đình của họ phải chịu đựng, ngay sau khi chiến tranh kết thúc, mặc dù còn vô vàn khó khăn, nhưng Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách khắc phục hậu quả CĐDC, hằng năm Nhà nước đều dành khoản ngân sách lớn để trợ cấp, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho nạn nhân CĐDC.
Bằng những chủ trương đúng đắn, những chính sách của Nhà nước đối với nạn nhân chất độc da cam đã thật sự đi vào cuộc sống và xã hội, hàng triệu nạn nhân chất độc da cam đã được chăm lo giúp đỡ. Phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động được đông đảo các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước quan tâm, hưởng ứng.
Tiền Phong Cần quan tâm chăm sóc sức khỏe, tinh thần, đời sống để các nạn nhân chất độc da cam được hòa nhập với cộng đồng 1 |
Cần quan tâm chăm sóc sức khỏe, tinh thần, đời sống để các nạn nhân chất độc da cam được hòa nhập với cộng đồng |
Có thể nói, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề da cam; luôn xác định công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe con người là vấn đề vừa cấp bách vừa lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã từng nói “Nỗi đau của nạn nhân da cam Việt Nam là nỗi đau chung của nhân dân Việt Nam và cũng là nỗi đau chung của nhân loại tiến bộ trên thế giới”. Nạn nhân chất độc da cam là những người nghèo nhất trong những người nghèo, đau khổ nhất trong những người đau khổ. Việc xoa dịu nỗi đau da cam không chỉ là vấn đề từ thiện nhân đạo mà chính là hoạt động thiết thực để đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công với nước; thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đó cũng chính là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam và cả xã hội cần chung tay, chung tấm lòng để sẻ chia, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.
Ngày 22/8 (giờ Paris), Tòa phúc thẩm Paris đã ra phán quyết bác đơn của bà Trần Tố Nga kiện 14 công ty cung cấp chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam lấy làm tiếc về phán quyết của tòa Paris về vụ việc.
Bà Trần Tố Nga đã theo đuổi vụ kiện 14 công ty hóa chất Mỹ trong suốt 7 năm. Dù kết quả không được như mong đợi nhưng trong thời gian tới, những nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam vẫn sẽ bền bỉ trên hành trình đi tìm công lý dưới sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội.
Chiều 2/6, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An, cơ quan này vừa phá thành công chuyên án ma túy liên tỉnh, bắt giữ Lương Đức Nguyên (SN 1972, trú phường Tân Long, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) – kẻ cầm đầu đường dây. Theo Công an Nghệ An, Nguyên làm nghề đào đãi vàng tại huyện Quế Phong, từng có 2 tiền án với các tội danh liên quan đến ma túy. Cơ quan chức năng xác định Nguyên thường mua ma túy với số lượng lớn từ khu vực biên giới huyện Quế...
Ngày 21.8, VKSND tỉnh Đắk Lắk thông tin, vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Kiều Thanh Hoá...
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025, Thủ tướng phạm Minh Chính nhấn mạnh, giáo dục đào tạo cần phải được quan tâm đúng mức để tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Có mặt tại BHXH huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, phóng viên ghi nhận, trong 1 giờ làm việc, có 4 người đến nộp hồ sơ rút BHXH một lần.
Tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2025 có 80% các xã trên địa bàn sẽ đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu...
An Giang – Sau khi trộm cắp hàng trăm con vịt, người đàn ông ở thị xã Tân Châu đã gọi xe tải chở về nhà cất giấu.
Trên đường đi, hai xe buýt đã rượt đuổi rồi chèn ép nhau không cho vượt. Sự việc khiến người đi đường sợ hãi.
Trên đường về quê sinh nở, thai phụ Phạm Ngọc Bích có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu và bị nhà xe yêu cầu xuống xe vì sợ sinh con trên ô tô khách.
Theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, khu vực 3 (Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân) có số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng dự thi và xét tuyển lớp 10 công lập cao nhất thành phố với 12.319 em. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu trúng tuyển vào các trường thuộc khu vực này chỉ 6.385 em, tỷ lệ 1 'chọi' 2,14. Đáng chú ý, 6/10 trường THPT công lập thuộc khu vực này lọt vào top 10 trường tỷ lệ 'chọi' cao nhất Hà Nội năm nay. Tiếp đến là khu vực 10...