Theo quy định hiện hành, sử dụng lòng đường, vỉa hè sai mục đích có thể bị xử phạt từ 200.000 - 30 triệu đồng.
Vậy theo quy định hiện hành, các hành vi vi phạm liên quan đến việc sử dụng lòng đường, vỉa hè sai mục đích bị xử phạt như thế nào? Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với ông Hà Hải, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM.
Ông Hải cho biết theo Điều 77 Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ năm 2024, lòng đường chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông, còn vỉa hè dành cho người đi bộ.
Vì vậy, các trường hợp khác cần sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Nếu không, hành vi đó sẽ bị xử lý theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Cụ thể, mức xử phạt các hành vi vi phạm về lấn chiếm vỉa hè từ 200.000 - 250.000 đồng đối với cá nhân bán hàng rong, bán hàng hóa nhỏ lẻ trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.
Hoặc đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông, các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
Phạt tiền từ 250.000 - 350.000 đồng đối với cá nhân, từ 500.000 - 700.000 đồng đối với tổ chức để vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông.
Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng đối với tổ chức cản trở người, xe trên đường bộ; ném gạch, đất hoặc vật thể khác vào người; chiếm dụng dải phân cách.
Phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng vỉa hè để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày bán hàng hóa, sửa chữa phương tiện, đặt biển quảng cáo trái phép.
Phạt từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 - 10.000.000 đồng đối với tổ chức bày bán máy móc, thiết bị, vật tư hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên vỉa hè.
Phạt từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng lòng đường, vỉa hè không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng đã hết hạn.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
Theo luật sư Hà Hải, tình trạng lấn chiếm vỉa hè kéo dài suốt nhiều năm qua không chỉ do thói quen kinh doanh lâu đời, mà còn vì việc thực thi pháp luật chưa triệt để.
Nếu lực lượng liên quan thực hiện đúng quy định hiện hành, việc xử phạt có thể đủ sức răn đe, thậm chí có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế mạnh tay.
Việc thay đổi thói quen kinh doanh vỉa hè không thể diễn ra trong một sớm một chiều, mà cần có lộ trình dài hơi, gắn với sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Việc được sử dụng tạm thời vỉa hè có kiểm soát như thành phố đang làm là sự hài hòa giữa quản lý và nhu cầu kinh doanh, buôn bán của người dân, tránh tình trạng buông lỏng hoặc cấm đoán hoàn toàn.
Luật sư Hà Hải nhấn mạnh: mức phạt chưa nhất thiết phải tăng ngay lập tức, vì không ít người buôn bán vỉa hè có thu nhập thấp.
Do đó cần gắn liền tuyên truyền, tạo điều kiện để họ kinh doanh hợp pháp. Quan trọng nhất là người thừa hành công vụ phải thực hiện nhiệm vụ một cách triệt để, đồng bộ, tránh tình trạng "làm cho có", kiểm tra xong rồi đâu lại vào đấy.
Luật sư Hà Hải cho rằng việc dùng camera phạt nguội là một giải pháp cần được nhân rộng để đảm bảo trật tự đô thị, đặc biệt tại một thành phố lớn như TP.HCM. Việc này không chỉ giúp xử phạt các hành vi vi phạm giao thông, mà còn hỗ trợ giám sát tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
Hình ảnh ghi nhận từ camera có thể trở thành chứng cứ quan trọng trong việc xử lý các trường hợp vi phạm, giúp cơ quan chức năng dễ dàng truy xuất, lập biên bản và xử phạt mà không cần phải kiểm tra trực tiếp liên tục, tránh tình trạng xử lý theo thời điểm rồi đâu lại vào đấy.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế xử lý nghiêm minh, tránh tình trạng có hình ảnh vi phạm nhưng không được xử lý đến nơi đến chốn. Khi hệ thống giám sát được triển khai hiệu quả, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân sẽ dần được nâng cao, góp phần xây dựng đô thị văn minh, trật tự hơn.
"Việc được sử dụng tạm thời vỉa hè có kiểm soát như thành phố đang làm, đó là sự hài hòa giữa quản lý và nhu cầu kinh doanh, buôn bán của người dân, tránh tình trạng buông lỏng hoặc cấm đoán hoàn toàn", ông Hải cho hay.
Tây Ninh - Lịch cúp điện (cắt điện) dự kiến ngày 23 và 24.3 tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, theo Điện lực Tây Ninh.
TPHCM - Hội nghị triển khai Tháng Công nhân lần thứ 17 với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới” do LĐLĐ THCM tổ...
Mạng xã hội đang lan truyền clip ghi lại cảnh bảo vệ nhà ga metro số 1 và tài xế xe ôm công nghệ đánh nhau tới tấp.
Sáng 22/3, hơn 2.000 học sinh đến từ các trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hào hứng tham gia, trải nghiệm robot và lập trình cơ bản, tham quan không gian trưng bày sản phẩm trong ngày hội STEM cấp tiểu học năm học 2025.
Hiện nay TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu chưa có đường bộ kết nối, muốn đi phải 'quá cảnh' Đồng Nai. Bài toán sẽ được giải ra sao thời gian tới?
Theo Quân chủng Hải quân, học viên Học viện Hải quân và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân được hưởng các chế độ ưu đãi như có tiền phụ cấp hàng tháng và không phải đóng học phí; bố, mẹ, vợ, con của học viên được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thân nhân để khám chữa bệnh theo quy định.
Thông tin trên được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề cập tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 (Ban Chỉ đạo), sáng 18/3. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới được bà Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh là tập trung triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương...
Hòa Bình - Ngày 20.3, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố, bắt giam đối tượng dùng dao chém hàng xóm do...
Ngày 20.3, tại Hội nghị tổng kết Khối Thi đua các tổ chức Chính trị - xã hội, các tổ chức Liên hiệp năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam được bầu làm Khối phó.