Mặc dù các địa phương đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng, đặc biệt là các rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, nhưng có một thực tế làlực lượng kiểm lâm đang quá mỏng, trang bị thô sơ, trong khi lâm tặc hết sức liều lĩnh, manh động. Ở nhiều địa phương, số đơn xin nghỉ việc của lực lượng kiểm lâm liên tục tăng...
Lâm tặc manh động, sẵn sàng tấn công kiểm lâm
Những năm qua, cơ quan chức năng các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên liên tục ghi nhận các vụ lâm tặc tấn công lực lượng chức năng làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.
Đơn cử, khoảng 15h30 ngày 2.6.2023, tại Lâm trường Buôn Ja Wầm (thuộc Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm, tỉnh Đắk Lắk), một nhóm 4 người đi xe máy đến đe dọa anh T.H.M. Đến khoảng 17h cùng ngày, nhóm trên cùng nhiều người khác lao đến đánh anh M.
Nhớ lại vụ việc, vợ anh M kể rằng đã quá sợ hãi và quỳ gối van xin nhưng không được chấp nhận. Họ dồn anh M vào góc tường và dọa sẽ đánh nạn nhân cho đến chết...
Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (vùng giáp ranh giữa tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk), một nhân viên kiểm lâm chua chát kể với phóng viên Báo Lao Động: "Có lần, tổ công tác phát hiện một nhóm đối tượng đang phá rừng và tổ chức vây bắt nhưng bất thành. Sau đó, lâm tặc gọi thêm người đến tấn công chúng tôi. Tôi không may kẹt lại nên bị chúng chém 6 nhát dao, có 1 nhát xuyên phổi và phải nằm giả chết mới giữ được mạng".
Một nhân viên kiểm lâm tại khu vực ngã ba giáp ranh tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Phú Yên thừa nhận: "Nếu phát hiện nguồn tin báo phá rừng từ người dân, chúng tôi buộc phải kêu gọi thêm người, mang theo dụng cụ bảo vệ bản thân chứ không dám một mình vào hiện trường".
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Quốc Hưng - Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk - cho biết: "Tháng 9.2023, phát hiện tình trạng phá rừng trái pháp luật xảy ra trên lâm phần do Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (huyện Cư M'Gar) quản lý, đích thân tôi cùng cấp phó và anh em Chi cục Kiểm lâm tỉnh xuống hiện trường".
Khi đoàn công tác đến nơi, cơ quan chức năng của huyện Cư M'Gar mới có bố trí thêm người để cùng xuống hiện trường. Bởi lực lượng kiểm lâm địa bàn không đủ, các đối tượng sẵn sàng tấn công khi cần. Tại hiện trường, các đối tượng vẫn đang tiến hành phá rừng, thấy lực lượng chức năng quân số hùng hậu nên bỏ chạy, không dám phản kháng".
Quá áp lực, nhân viên kiểm lâm đồng loạt xin nghỉ việc
Trong khi rừng tiếp tục bị tấn công, lâm tặc vẫn hoành hành dữ dội, thì cán bộ, nhân viên ngành lâm nghiệp phải chịu áp lực quá lớn, chế độ đãi ngộ không tương xứng nên rất nhiều người đã viết đơn xin nghỉ...
Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk tâm sự với phóng viên: Phải xuống tận cơ sở mới thấy hết được sự vất vả của lực lượng kiểm lâm. Mỗi xã có một nhân viên kiểm lâm chuyên trách mà lương cứng chỉ ở mức 4 đến 5 triệu đồng, trong khi phải quản lý cả chục hécta rừng, rất vất vả. Có lần tôi về đến huyện Ea Súp, thấy anh em đi từ xã đến rừng xa vài chục cây số.
Thấy xe gắn máy của anh em hao mòn dữ quá, không có tiền sửa, tôi buộc phải đề xuất với Sở Tài Chính cấp thêm cho địa bàn 2 chiếc xe máy để anh em an tâm đi lại. Đó là chưa kể những lúc nhiệm vụ vất vả, anh em phải dãi nắng dầm mưa nhiều ngày trong rừng. Hiện, nhiều đơn vị chủ rừng đã không đủ lực lượng chuyên trách để bảo vệ lâm phần quản lý. Một số công ty lâm nghiệp không đủ kinh phí để trả lương cho nhân viên, có nơi nợ lương người lao động đến 12 tháng.
Ông Trương Thanh Hà - Phó Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai - xác nhận, thời gian qua, xuất hiện tình trạng kiểm lâm viên xin thôi việc, nghỉ việc nhiều. Thậm chí Hạt trưởng, Hạt phó cũng có đơn xin thôi việc. Lực lượng bảo vệ rừng nghỉ việc cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có tình trạng lâm tặc manh động, bất chấp pháp luật, công tác giữ rừng tại các điểm nóng nhiều áp lực, trách nhiệm nặng nề. Lâm tặc phá rừng chống đối người thi hành công vụ, tìm cách đe doạ, gây áp lực với gia đình kiểm lâm viên.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Áo - Việt Nam và một số bạn bè người Áo, bày tỏ tin tưởng nhân dân hai...
Con đường đến trường dài chỉ 2,5km nhưng hơn 2/3 đường là bùn đất lầy lội, nhão nhoét. Để di chuyển dễ dàng hơn, nhiều học sinh vừa đi học vừa mang theo cuốc để san đường.
Cảnh sát Mỹ tuyên bố tìm thấy thi thể 6 thành viên một gia đình họ Le sau khi căn nhà của họ tại phía đông nam bang Pensylvania bị cháy rụi.
Nhiều dự án làm mới trục đường ven biển ở tỉnh Bình Thuận hiện nay đã nhiều lần lỗi hẹn, do chủ yếu vướng giải phóng mặt bằng.
Theo Hãng tin AFP, ngày 29-10, trưởng công tố Karim Khan của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) cảnh báo việc ngăn chặn viện trợ vào Dải Gaza có thể cấu thành tội ác.
Đắk Lắk - Ủy Ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk thống nhất thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh Xuân Diệu -...
Ngày 25/4, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Im Chon-il ra tuyên bố khẳng định 'sự ủng hộ lẫn nhau và đoàn kết' giữa Bình Nhưỡng và Moskva.
Cà Mau chấn chỉnh việc chiếm dụng kè biển Tây nuôi thủy sản; Quýt hồng Tết lên chậu bị bệnh, nông dân lo lắng; Chủ tiệm bánh mì báo mất...
Việt Nam và Malaysia là hai nước láng giềng gần gũi, cùng nhìn ra Biển Đông và cách nhau chỉ 2 giờ bay.