Ngày 18-2, thị trấn Cái Nước (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) xôn xao chuyện 'giải cứu' hai em gái bị một người đàn ông trung niên chở qua Campuchia.
Sự việc bắt đầu lúc gần 13h cùng ngày khi một trong hai cô gái đòi xuống xe, không qua Campuchia nữa, từ đó dẫn tới việc người dân thị trấn Cái Nước cho rằng hai cô này bị bắt cóc mang sang Campuchia và đập kính xe để "giải cứu" họ.
Vào cuộc kiểm tra, Công an thị trấn Cái Nước đã mời những người có liên quan về trụ sở làm việc. Khai tại cơ quan công an, ông Phạm Văn Nam (54 tuổi, tài xế xe) cho rằng có quen biết người tên Thúy (hiện đang sinh sống tại Campuchia). Bà Thúy thuê Nam từ TP.HCM đến huyện Cái Nước để đón hai người phụ nữ đưa đi Campuchia làm việc.
Bà Thúy có cho ông Nam số điện thoại của Y. (15 tuổi, ngụ xã Tân Hưng Đông) và V. (17 tuổi, thị trấn Cái Nước) để Nam đón. Thời điểm này Y. và V. đều đồng ý để ông Nam đưa đi Campuchia làm việc.
Khoảng 9h30 sáng cùng ngày, Nam đến đón Y. và V. đưa đi mua mỹ phẩm và ăn cơm trong khu vực chợ Cái Nước (tiền mua mỹ phẩm do bà Thúy trả).
Sau khi ăn cơm xong, Y. không đồng ý tiếp tục lên xe để đi Campuchia nên mới gọi xe ôm đến rước; Y. nói với Nam mở cửa xe để lấy đồ nhưng Nam không đồng ý vì tiền mỹ phẩm là do bà Thúy trả, phải chờ Nam liên hệ với bà Thúy.
Công an cho rằng vì lý do đó mà một số người dân xung quanh không hiểu rõ câu chuyện nên tung tin đồn là có bắt cóc, một số người đập vỡ kính xe ô tô của Nam, nhiều người tập trung quay video và phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội gây xôn xao dư luận.
Công an huyện Cái Nước đang tiếp tục làm việc với những người có liên quan, điều tra xác minh làm rõ các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật như cố ý làm hư hỏng tài sản, đưa người khác xuất cảnh sang nước ngoài trái phép.
Anh Dương Văn Biển (40 tuổi, cha của em Y.) cho biết con anh chỉ được học tới lớp 5. Lúc trước khi gia đình còn ở Bình Dương, Y. đã bị bán qua Campuchia một lần và gia đình phải bỏ ra 70 triệu đồng để chuộc bé về.
Bên kia đưa Y. đến biên giới với Long An rồi hai bên trao tiền, thả người. Lần này Y. tính đi Campuchia làm việc và gia đình không hề hay biết.
"Cháu kể lần trước khi ở Campuchia, cháu bị bán qua nhiều công ty, bị ép lừa đảo trực tuyến bằng cách gọi điện thoại. Ở bên đó, con tôi không có tiền ăn cơm mới nhắn tôi xin tiền, cháu bị đánh và bị chích điện nhiều lần. Nhà tôi chỉ có ba đứa con, Y. là con gái nhỏ, người anh lớn đã đi làm. Lúc mới chuộc về, bé hoảng loạn lắm".
Anh Biển cho biết gia đình đang ở nhà thuê tại thị trấn Cái Nước, anh làm nghề thu mua phế liệu, vợ ở nhà giữ bé em của Y. mới 13 tháng tuổi. Anh cũng không hiểu tại sao Y. từng là nạn nhân của "việc nhẹ, lương cao", giờ lại quay trở lại Campuchia.
Không chỉ Y., có rất nhiều trường hợp đã bị lừa sang Campuchia làm "việc nhẹ, lương cao" mà thực chất là làm cho các công ty lừa đảo trực tuyến do người Trung Quốc điều hành. Nhiều nạn nhân được giải cứu trở về trong cảnh "thân tàn" vì bị đánh và chích điện, thậm chí có nạn nhân đã bỏ mạng trên đất khách quê người.
Các mạng xã hội như Facebook, TikTok... xuất hiện rất nhiều clip cảnh báo người dân cảnh giác coi chừng bị bắt cóc mang sang Campuchia, sau đó nạn nhân gọi điện về gia đình yêu cầu trả số tiền chuộc lớn. Hầu hết nội dung các clip này chưa được kiểm chứng, xác minh tính chân thực. Tuy nhiên cũng có không ít clip cho thấy nạn nhân "việc nhẹ, lương cao" bị đánh đập dã man.
Luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết theo điều 21 Bộ luật Dân sự thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Với quy định như trên, khi chở một người thì lúc này xuất hiện một giao dịch về vận chuyển (có thể có phí và không phí).
Tùy vào từng giao dịch cụ thể (chở người) mà giao dịch này với người chưa thành niên có phải cần người đại diện theo pháp luật đồng ý hay không. Nếu việc chở đó là phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi thì không cần người đại diện pháp luật đồng ý.
Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đánh giá cao sự chủ động của phường Phan Rang (Ninh Thuận) và huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).
Thông tin từ Đồn Biên phòng Ngọc Vừng (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) cho biết đơn vị vừa cứu 6 ngư dân gặp nạn trên vùng biển xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, đồng thời lai dắt tàu vào bờ để sửa chữa.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật những tin tức mới nhất về tình hình xung đột tại Trung Đông.
Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra trong đêm tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái khiến một căn nhà đổ sập, thiếu nữ 15 tuổi bị vùi lấp và tử vong tại chỗ.
Hàng trăm hộ dân bị cô lập ở Lạng Sơn, trong đó có nhiều người cao tuổi và trẻ em đã được lực lượng chức năng đưa đến nơi an toàn.
>> Đáp án đề thi môn Vật lý tốt nghiệp THPT 2025 tất cả mã đề Thầy Lê Văn Trung, giáo viên chuyên ôn thi ở Hà Nội đánh giá, đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm nay khá vừa sức với học sinh, dự đoán nhiều bài thi đạt điểm 9 và dễ có 'mưa điểm 10'. Đề Vật lý tốt nghiệp cấu trúc 28 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với 40 lệnh hỏi; thực hiện trong thời gian 50 phút), được chia làm 3 phần: Phần I gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn; Phần II gồm 4...
Tây Ninh - Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh Tây Ninh có 28 người, Ban Thường vụ gồm 8 người, do ông Trần Lê Duy làm Chủ tịch.
Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food Đặng Thị Phương bị bắt với cáo buộc biến hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chiều 3/7 cho biết, đoàn đàm phán Việt Nam và Hoa Kỳ đang phối hợp trao đổi để cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo cấp cao hai nước.