Văn phòng Chính phủ đã ban hành thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 81/2021, trong đó quy định không tăng học phí năm học 2023 - 2024.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục & Đào tạo thống nhất với các bộ có liên quan sửa đổi các quy định theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại nghị định 81 và không tăng học phí năm học 2023 - 2024.
Hầu hết các trường đại học công lập trên cả nước đều công bố mức học phí năm nay tăng theo lộ trình và trong đó có không ít trường đã thu học phí theo mức mới.
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - cho hay: "Trường đã xây dựng và đang trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính của năm 2023. Trong đó, quy định mức học phí năm học 2023 có điều chỉnh tăng so với trước đây.
Thực tế là trường cũng đã thu học phí học kỳ cuối của năm học này đối với các khóa đang học. Đồng thời trường cũng đã thông báo mức học phí này cho khóa tuyển sinh mới năm 2023".
Trường ĐH Luật TP.HCM cũng đã xây dựng đề án học phí của năm học 2023 - 2024 và những năm tiếp theo và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức học phí khóa tuyển sinh 2023 từ 31,25 - 165 triệu đồng/năm (tùy ngành) và tăng theo lộ trình trong bốn năm tới.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã công bố mức học phí mới khóa tuyển sinh 2023 từ 41,8 - 74,8 triệu đồng/năm (tùy ngành). Đối với sinh viên các khóa từ 2022 trở về trước trường cũng tăng học phí so với năm học trước.
Trong đề án tuyển sinh 2023, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết sẽ thu học phí năm học 2023 - 2024 theo quy định của Nhà nước và đề án đổi mới cơ chế hoạt động của trường với mức thu tăng mạnh.
Học phí dự kiến của các chương trình đào tạo của khóa 2023 thấp nhất là 24,9 triệu đồng/năm học và cao nhất là 53 triệu đồng/năm. Theo nhà trường, học phí trong các năm tiếp theo sẽ tăng không quá 15% của năm liền kề trước đó.
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo cho biết: "Việc Chính phủ đề nghị các trường không tăng học phí năm học mới chắc chắn sẽ gây ra một số khó khăn nhất định cho việc thực hiện kế hoạch tài chính của nhà trường.
Bởi vì nguồn thu bị ảnh hưởng, thay đổi đột ngột theo hướng điều chỉnh giảm trong khi các khoản chi không thể thay đổi, sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững trong kế hoạch tài chính của nhà trường. Việc này đặc biệt ảnh hưởng đến lộ trình đầu tư, thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển của trường".
Tương tự, PGS.TS Ngô Quốc Đạt - phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Y Dược TP.HCM - cũng cho biết trường được Bộ Y tế giao tự chủ mức hai theo nghị định 60 (đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên) từ năm 2020. Việc không được tăng học phí gây nhiều khó khăn cho trường, do vậy trường không thể vận hành tốt được.
Trong khi đó, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho hay tháng 3-2023 trường đã công bố mức học phí của các chương trình đào tạo giai đoạn tự chủ năm học 2023 - 2024 sẽ tăng 10% so với năm học trước.
"Tất cả các kế hoạch và lộ trình hoạt động của trường luôn được phê duyệt từ đầu năm tài chính. Việc Chính phủ thông báo chủ trương không tăng học phí vào thời điểm giữa năm khi mọi thứ đã được triển khai khiến trường rất bị động.
Nguồn thu của trường chủ yếu đều từ học phí. Vì thế, các hoạt động dự kiến thực hiện liên quan đến công tác đào tạo, nâng cao chất lượng và trải nghiệm cho người học trong năm học 2023 - 2024 đều bị ảnh hưởng mạnh", bà Lan nói.
TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết: "Đề án tuyển sinh hằng năm, trường đã tính học phí dựa trên định mức kinh tế - kỹ thuật và công khai lộ trình đóng học phí theo từng năm học để người học theo dõi. Chính phủ đã yêu cầu mức học phí năm nay không được cao hơn so với năm trước thì trường buộc phải tuân thủ. Việc này khiến trường gặp rất nhiều khó khăn".
Theo TS Lê Trung Đạo - phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, đối với khóa tuyển sinh năm 2023, trường xác định tăng học phí và đã công bố: 25 triệu đồng/năm (chương trình chuẩn); 30 triệu đồng/năm (chương trình đặc thù); 40 triệu đồng/năm (chương trình tài năng, tích hợp); 60 triệu đồng/năm (chương trình tiếng Anh toàn phần).
"Khóa học này chưa nhập học nên chưa thu học phí. Việc điều chỉnh học phí trường sẽ thực hiện khi có hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Qua bốn năm (2019 - 2022) nhà trường không tăng học phí đã gây áp lực rất lớn đến công tác điều hành tài chính, trong đó kinh phí để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất hiện đại phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, các khoản chi cho con người cũng bị ảnh hưởng.
Đặc biệt năm 2023, trường thực hiện nghị định 24 tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 1-7 cũng rất khó khăn cho công tác điều hành tài chính" - ông Đạo nói.
Hiện có một số trường đại học quyết định không tăng học phí theo lộ trình đã công bố trong năm học 2023 - 2024. Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM là trường đại học đầu tiên có quyết định không tăng học phí trong năm học tới. Trường ĐH Thương mại, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội cũng cho biết sẽ không tăng học phí năm học mới.
ThS Phạm Thái Sơn - giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công Thương TP.HCM - cho biết đối với khóa tuyển mới 2023 - 2024, học phí của trường có cao hơn 3 -10% so với khóa trước, trung bình khoảng 1-3 triệu đồng/sinh viên/năm.
"Nhà trường hoạt động theo cơ chế tự chủ nhiều năm nay, đã có kế hoạch tăng lương cho giảng viên. Nếu không tăng lương thì đời sống của giảng viên vất vả hơn và nhà trường sẽ không có kinh phí để đầu tư cho phát triển. Để tăng lương bắt buộc phải tăng học phí. Trường cũng đã tính khi tăng học phí, cam kết thực hiện đúng các quy định hỗ trợ sinh viên diện khó khăn theo quy định.
Trường dành khoảng 40 tỉ đồng hỗ trợ sinh viên khó khăn và học bổng. Theo tôi, việc tăng học phí đại học là tất yếu, trong bối cảnh các trường tự chủ. Điều quan trọng là Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ sinh viên được vay tiền với lãi suất ưu đãi, thời gian trả ngân hàng không giới hạn thì tốt hơn" - ông Sơn nói.
Lãnh đạo huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết, liên quan đến các homestay xẻ thịt đất rừng, đã kỷ luật 11 cá nhân, trong đó cách chức Chủ tịch...
Quốc lộ 14G, 14H qua Quảng Nam xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp.
Khi bắt được nghi phạm thuê xách hàng, tòa án ở Seoul, Hàn Quốc, tuyên hai nữ tiếp viên Việt Nam vô tội trước nghi vấn buôn lậu tinh dầu cần sa, giấu trong hàng hóa.
Sáng 28.9, đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước Cuba do Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cộng hòa Cuba Esteban Lazo Hernandez dẫn đầu đã kết thúc tốt...
Nằm cách trung tâm TP Yên Bái khoảng 100 km, suối Nặm Chắn nằm tại xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Nơi đây được ví như 'tuyệt tình cốc' xứ Yên với những thác nước chảy xiết, những mỏm đá rêu phong cùng cây cỏ hoang dại. Khu vực suối Nặm Chắn có diện tích khá nhỏ, xung quanh được bao phủ bởi rừng cây hoang sơ, núi đồi xanh mát. Khi đến đây, du khách sẽ có cảm giác hòa mình vào thiên nhiên, đất trời hùng vĩ, bốn bề là tiếng nước chảy...
Quảng Nam - Tàu 467 Hải quân chở 81 ngư dân, bao gồm ngư dân trong 2 vụ chìm tàu và ngư dân bị đau ốm khi đánh bắt trên...
Trong gần 9 tháng, tỉnh Điện Biên đã tập trung chỉ đạo, huy động sức mạnh của toàn xã hội hoàn thành 5.000 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ...
Sáng 13/10, đại diện công an tỉnh Phú Yên cho biết, đã xác định được chiếc ô tô đầu kéo va chạm với xe máy khiến 2 người thương vong ở Quốc lộ 1 (thuộc khu phố Long Bình, xã Xuân Phú, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) vào rạng sáng 12/10. 'Đã xác định được xe ô tô đầu kéo ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) nhưng chưa tìm được lái xe' - đại diện công an tỉnh thông tin. Trước đó, vào khoảng 3h sáng 12/10, xe mô tô mang biển số 77F1-45... do anh Nguyễn Hiệp...
Bị dừng xe kiểm tra về dấu hiệu vi phạm, tài xế điều khiển xe container đã dùng dao tấn công cảnh sát làm nhiệm vụ.