Đó là ước mong của nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với hai môn thi bắt buộc là toán và ngữ văn và hai môn tự chọn nằm trong số các môn học lớp 12 còn lại.
Nhiều bạn đọc bày tỏ sự đồng tình với quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi chốt bốn môn thi tốt nghiệp THPT. Trong đó toán, văn là hai môn bắt buộc và hai môn tự chọn còn lại trong số các môn ngoại ngữ, lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ.
Bạn đọc Trần Trung bày tỏ: "Ủng hộ quyết định này, giảm tải chương trình học và tập trung học theo nhu cầu để đáp ứng mục tiêu cá nhân và nhu cầu của thị trường".
"Ủng hộ kỳ thi nhẹ nhàng. Mong chương trình bớt lý thuyết hàn lâm lại, tăng khả năng giao tiếp ứng xử, thể thao, sáng kiến, nấu ăn, hoạt động tình nguyện" - bạn đọc Vinh cùng đồng tình.
Theo bạn đọc Trần Long: "Thống nhất giảm tải học và thi cho học sinh chính là nâng cao chất lượng giáo dục. Học sinh có quyền lựa chọn các môn thi còn lại ngoài toán và văn thì sẽ bớt bị ép học thêm nhiều môn như trước đây".
Còn bạn đọc Huy cho rằng: "Văn và toán bắt buộc là đúng, hoan hô bỏ môn ngoại ngữ là bắt buộc. Không phải ai cũng học được tiếng Anh, chương trình dạy môn tiếng Anh ở trường cũng đâu giúp ích được gì nhiều cho giao tiếp thành thạo".
Cùng góc nhìn, bạn đọc Trương Hà Hiệp có ý kiến: "Tôi thấy bỏ bớt thi bắt buộc với môn ngoại ngữ là đúng, bớt đi sự lãng phí thời gian và tiền bạc. Ai cần thì học, ai không cần thì thôi. Hiện giờ số lượng người học ngoại ngữ mà chẳng để làm gì chiếm tỉ lệ không nhỏ".
Xung quanh băn khoăn việc đưa môn ngoại ngữ thành môn thi tự chọn, nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm rất rõ ràng.
Một bạn đọc có ý kiến: "Bậc THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là định hướng nghề nghiệp. Nếu những học sinh lựa chọn những ngành nghề có yêu cầu về ngoại ngữ như: y tế, du lịch, truyền thông, báo chí... thì phải trang bị cho mình kỹ năng sử dụng ngoại ngữ (nghe, nói, đọc, viết) chứ không phải chỉ đọc viết như các kỳ thi đã qua.
Còn những học sinh theo hướng học nghề thì bắt buộc thi môn ngoại ngữ tạo sự lãng phí, gánh nặng cho phụ huynh, học sinh, tiêu cực trong dạy thêm học thêm... Với thời đại của công nghệ thông tin thì việc có thể hiểu văn bản ngoại ngữ cũng không khó.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tham khảo kỳ thi của những nước phát triển, thực trạng trong nước, chuyên gia, tâm tư nguyện vọng nghề nghiệp của học sinh mới có quyết định đúng đắn này".
Còn bạn đọc Hai đặt vấn đề: "Chuyển môn ngoại ngữ thành môn tự chọn chứ có bỏ dạy môn ngoại ngữ đâu? Nếu xác định được môn ngoại ngữ là quan trọng thì cứ học cho tốt môn này, lên đại học vẫn phải tập trung học ngoại ngữ mà.
Còn nếu nói phải bắt buộc thi học sinh mới học môn ngoại ngữ thì chứng tỏ có nhiều em học xong thi xong sẽ quên ngay. Mớ vốn liếng tiếng Anh học và thi đối phó thì lấy gì hội nhập quốc tế nếu không đi học thêm?".
Cho rằng đưa môn ngoại ngữ thành môn thi tự chọn là hợp tình hợp lý, bạn đọc Tâm bày tỏ: "Tiếng Anh phải kiểm tra cả bốn kỹ năng mới có ý nghĩa, đi làm cũng cần bằng tiếng Anh đúng chuẩn theo yêu cầu. Có học đại học thì cũng có chuẩn tiếng Anh đầu ra nữa. Cần bằng tiếng Anh loại nào thì thi lấy bằng loại đó. Việc thi tốt nghiệp tiếng Anh tự chọn là quá hợp lý".
Cùng quan điểm, bạn đọc ABC chia sẻ thêm: "Có bao nhiêu học sinh sau 12 năm học chỉ dựa vào chương trình ở trường mà thành thạo tiếng Anh? Phần lớn là học thêm ở trung tâm bên ngoài.
Các em sẽ học thực sự và có đầu tư về chuyên môn khi vào môi trường đại học hoặc sau khi đi làm. Bỏ tiếng Anh nói riêng và môn ngoại ngữ nói chung khỏi thi bắt buộc là đúng. Thật sự lãng phí, không hiệu quả và gây thêm áp lực cho phụ huynh và học sinh nếu cứ chăm chăm bắt buộc thi tốt nghiệp với môn ngoại ngữ".
Dịch bệnh trên gia súc xuất hiện và có nguy cơ bùng phát, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đề nghị các lực lượng tăng cường kiểm soát ở...
Ngày 5.8, theo thông tin từ UBND phường Tân An, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh , tàu cá của hộ ngư dân trên địa bàn mất tích 2 ngày...
Cảnh sát Hàn Quốc phải mở cuộc điều tra khẩn cấp sau khi hơn 100 cơ quan công quyền nhận được email đe dọa đánh bom sáng 14-6 (theo giờ địa phương).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng hiện vấn đề cốt yếu của Hà Nội là ô nhiễm môi trường.
Té nước là một hoạt động quan trọng, là điểm nhấn trong Lễ hội Then Kin Pang của dân tộc Thái vừa diễn ra tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai...
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu triển khai mọi nỗ lực để thực hiện công tác cứu nạn và tăng cường đưa ra cảnh báo sớm về rủi ro an toàn đối với các hoạt động đánh bắt xa bờ.
Học sinh chậm nộp học phí 2 ngày nên bị hủy kết quả trúng tuyển lớp 10 tha thiết được ở lại trường học tập, tuy nhiên trường không chấp nhận.
Theo thông tin từ Sở GTVT tỉnh Sơn La, vụ việc xảy ra khoảng 16h30 ngày 25/11 tại Km 64+570, Quốc lộ 43, địa phận bản Tin Tốc, xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ. Vào thời điểm trên, ô tô con BKS 30G – 821.50 (chưa rõ người điều khiển) di chuyển theo hướng Mộc Châu - phà Vạn Yên (huyện Phù Yên, Sơn La). Đến Km 64+570, quốc lộ 43 thuộc địa phận bản Tin Tốc, xã Chiềng Khoa, chiếc xe trên lao xuống vực sâu. Vụ tai nạn khiến ô tô hư hỏng, 2 người bị...
Hà Nội dự kiến mức học phí phổ thông bằng năm ngoái, nhưng dừng chính sách hỗ trợ nên số tiền thực đóng của phụ huynh ở một số bậc học sẽ tăng gấp đôi.