Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ luôn xác định và rất kỳ vọng ngành ngân hàng sẽ là ngành đi đầu, tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Sáng 8.5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh việc tổ chức “Ngày chuyển đổi số” ngành ngân hàng năm 2024; đây là sự kiện quan trọng, khẳng định nỗ lực lớn, quyết tâm cao, hành động quyết liệt của Chính phủ, của NHNN, của ngành ngân hàng trong tiến trình đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, hướng đến Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, công dân số.
Theo Thủ tướng, xác định chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ đã lựa chọn chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là "Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững".
Trọng tâm đặt ra là đẩy mạnh phát triển kinh tế số, trong đó ngành ngân hàng với vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế, có tác động hàng ngày đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế, mọi mặt hoạt động của người dân, doanh nghiệp, các đơn vị hành chính, sự nghiệp.
“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn xác định và rất kỳ vọng ngành ngân hàng sẽ là ngành đi đầu, tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số và ngành Ngân hàng có cơ sở, điều kiện, nền tảng để phát huy vai trò này” - Thủ tướng Chính phủ nói.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thống nhất cao với chủ đề của NHNN đã lựa chọn cho Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024 là "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số", phù hợp với quan điểm, định hướng của Đảng, Chính phủ và mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2024.
Qua theo dõi và chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá lãnh đạo NHNN đã nhận thức cao và chỉ đạo quyết liệt công tác chuyển đổi số nhằm chuyển đổi hầu hết các hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ tín dụng sang môi trường số, thúc đẩy phát triển KTXH và phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Thời gian qua, công tác chuyển đổi số quốc gia ngành ngân hàng đã đạt được một số kết quả tích cực, nổi bật như các dịch vụ không dùng tiền mặt đã được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước với số lượng người dùng, giá trị thanh toán ngày càng tăng.
Thứ hai, NHNN đã tích cực phối hợp với Bộ Công an triển khai Đề án 06 và đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thủ tướng cho biết qua tham quan, trải nghiệm các gian hàng trước khi tham dự sự kiện này, ông thấy rõ sự tiến bộ vượt trội so với những sản phẩm, dịch vụ mà đã trải nghiệm 2 năm trước.
Thứ ba, NHNN đã tích cực triển khai cung cấp dịch vụ công ngành Ngân hàng trực tuyến toàn trình và tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Đề án 06....Tính riêng 25 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06 hằng năm đã tiết kiệm cho nhà nước, xã hội gần 3,5 nghìn tỉ đồng/năm.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chuyển đổi số ngân hàng còn nhiều tồn tại, hạn chế. như thể chế, chính sách vẫn còn nhiều vướng mắc. Nghị định số 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung; Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, Nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt chưa được ban hành.
Hạ tầng số, nền tảng số còn chưa theo kịp nhu cầu thực tế (hạ tầng cho thương mại 5G, hạ tầng trung tâm dữ liệu lớn...). Công tác đảm bảo an ninh an toàn, bảo mật thông tin còn nhiều thách thức, còn chưa ngăn chặn được các mã độc tống tiền đang ngày càng phổ biến (Quý I/2024 đã ghi nhận gần 2,4 nghìn cuộc tấn công mạng). Các doanh nghiệp tham gia phát triển các công nghệ mới (Fintech) còn hạn chế. Còn thiếu hụt nhân lực trình độ cao, nhất là nhân lực công nghệ thông tin.
Từ thực tiễn chuyển đổi số ngân hàng thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đúc rút một số bài học kinh nghiệm:
Một là, sự vào cuộc với quyết tâm cao của toàn ngành Ngân hàng, sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương. Phát huy vai trò của người đứng đầu, chỉ đạo điều hành đồng bộ, linh hoạt, tổ chức triển khai quyết liệt, xác định rõ ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm. Nắm chắc tình hình thực tế, có phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
Hai là, lấy người dân, doanh nghiệp, đơn vị hành chính - sự nghiệp là chủ thể, là trung tâm của chuyển đổi số; để người dân, doanh nghiệp, đơn vị hành chính - sự nghiệp được thụ hưởng những thành quả từ chuyển đổi số mang lại trên tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau.
Ba là, xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý về chuyển đổi số ngành Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhất là xây dựng khung thử nghiệm pháp lý như một giải pháp quan trọng để cho phép thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới.
Bốn là, tăng cường kiểm tra, giám sát; kiên quyết phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; đẩy mạnh truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân.
Năm là, tiếp tục đột phá phát triển hạ tầng số, xã hội số, công dân số theo hướng chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu thời gian tới của chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, đơn vị hành chính - sự nghiệp tiếp cận thuận lợi nhất, tốt nhất với tất cả các dịch vụ ngân hàng; góp phần tiết giảm chi phí về thời gian, vật chất, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp, đơn vị hành chính - sự nghiệp và bản thân hệ thống ngân hàng; góp phần đắc lực, hiệu quả kiểm soát rủi ro, ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu.
Sau những ghi nhận, đánh giá của Thủ tướng, Thống đốc NNHN Nguyễn Thị Hồng khẳng định ngành ngân hàng sẽ tiếp thu nghiêm túc và ban lãnh đạo NHNN sẽ cụ thể hoá những chỉ đạo trên của Thủ tướng Chính phủ.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc có phát hiện mới trên sao Hỏa nhờ dữ liệu thu được từ tàu thám hiểm Chúc Dung.
Triều Tiên cho biết đã phóng một vệ tinh do thám quân sự vào sáng sớm 31-5, nhưng nó đã rơi xuống biển do tên lửa đẩy gặp sự cố về động cơ, hệ thống nhiên liệu.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Y tế xin ý kiến thành lập Hội đồng quản lý Bệnh viện Mắt trực thuộc Sở, nhằm hỗ trợ công tác quản lý, tránh những sai sót mà bệnh viện đã trải qua.
Hàng ngàn trẻ em Palestine ở Gaza suy dinh dưỡng vì đói khát lâu dài; Hamas giục Mỹ gây áp lực lên Israel cho thỏa thuận ngừng bắn.
Trực thăng CH-147F Chinook chở các thành viên Phi đội trực thăng chiến thuật 450 đã bị rơi ở sông Ottawa và hiện đã tìm thấy 2 người trong khi hai người khác vẫn đang mất tích.
Ngày 6-3, Công an phường 2 (quận Tân Bình, TP.HCM) phối hợp lực lượng chức năng điều tra vụ việc cửa kính, ô tô trong khu dân cư bị bi sắt văng trúng .
Sáng 17/2, trả lời VTC News, ông Lê Xuân Vượng - Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết, người dân địa phương vừa phát hiện nhiều hắc dầu trôi dạt vào bờ biển trên địa bàn xã. Hiện lực lượng chức năng đang điều tra làm rõ vụ việc trên. 'Ngay sau khi nhận được thông tin, sáng nay, lực lượng chức năng đã thu gom số dầu hắc vón cục nói trên”, lãnh đạo UBND xã nói thêm. Theo đó, chiều 16/2 người dân xã Kỳ Lợi phát hiện dọc bờ biển...
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ tình hình thực tế ở địa phương cho học sinh các cấp nghỉ học để tránh bão số 3.
Giới chức Ukraine xem cuộc phản công lần này là cơ hội lịch sử không thể bỏ lỡ khi họ đã nhận được nhiều vũ khí của phương Tây. Trong khi đó, Nga chỉ trích phương Tây ngày càng can dự sâu vào cuộc chiến.