Một trong những “đại dự án” được kỳ vọng góp phần đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Dự án đã chính thức được Quốc hội thông qua mang theo niềm tin, hy vọng của bao thế hệ người Việt.
Gần 20 năm ấp ủ, dự án chính thức được bấm nút thông qua
Khi đất nước chuẩn bị bước vào một mùa xuân mới, chào đón năm Ất Tỵ 2025, ngành giao thông vận tải nói riêng, cả dân tộc nói chung hân hoan với thông tin dự án đường sắt tốc độ cao đã chính thức được thông qua.
Chia sẻ về cảm xúc của mình ngay sau khi dự án được Quốc hội bấm nút thông qua, tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh cho biết, đây là một quyết định mang tính lịch sử. Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam không chỉ là một công trình của ngành giao thông mà đây là công trình động lực, tính biểu tượng, tạo ra sức bật cho nền kinh tế, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, đây là dự án có quy mô rất lớn, khối lượng công việc nhiều và phức tạp, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Nhận thức được vấn đề này, ngay từ khi nhận nhiệm vụ, tập thể lãnh đạo bộ đã đánh giá, nhận diện được các khó khăn, thách thức phải đối mặt trong các bước tiếp theo.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cũng chia sẻ: “Gần 20 năm nghiên cứu, với rất nhiều những nỗ lực của các thế hệ lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, các cơ quan, đơn vị liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, đến giờ phút khi chủ trương đầu tư dự án đã chính thức được Quốc hội bấm nút thông qua, thực sự tôi rất xúc động và rất tự hào".
Việc đầu tư dự án sẽ tạo ra sức bật cho nền kinh tế, phát triển đường sắt tốc độ cao là tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Niềm tin cho mùa xuân mới
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chính thức được thông qua sẽ là một khởi đầu mới góp phần giúp ngành đường sắt "thay da đổi thịt".
GS.TS Bùi Xuân Phong - nguyên Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam - bày tỏ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là dự án cho tương lai nhưng cũng là “cứu cánh” cho hệ thống hơn 1.700km đường sắt Bắc - Nam hiện tại vốn đã hơn 100 năm “tuổi đời” đã xuống cấp, lạc hậu và thường tê liệt trong mùa mưa bão.
“Sự lạc hậu, cũ kỹ của hệ thống hơn 100 tuổi đã khiến đường sắt Bắc - Nam không cạnh tranh được với hàng không, đường bộ; vận tải bền vững của đất nước đang bị phát triển lệch. Nếu không có tuyến đường sắt hiện đại thay thế cho đường sắt hiện nay, hành khách sẽ tiếp tục “quay lưng” với tuyến đường sắt. Đường sắt Việt Nam sẽ mất đi cơ hội cạnh tranh và phát triển, hơn thế, sẽ mất đi những giá trị vô hình ngoài vận tải mà tuyến vận tải đường sắt xương sống của đất nước có thể mang lại” - GS.TS Bùi Xuân Phong nhấn mạnh.
Về việc chuẩn bị cho dự án, các chuyên gia khẳng định, thế và lực của Việt Nam hiện tại hoàn toàn đủ sức để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Ông Nguyễn Văn Phúc - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khoá XIV, thành viên Tổ chuyên gia của Ban Chỉ đạo xây dựng - cho biết, hiện nay tiềm lực của chúng ta đã đủ sức triển khai. Nhật Bản đã quyết định đầu tư đường sắt tốc độ cao từ năm 1950 khi GDP tính theo đầu người mới đạt khoảng 250USD. Trung Quốc đầu tư năm 2005 khi GDP đầu người đạt 1.753USD. Uzbekistan đầu tư năm 2011, khi GDP đầu người đạt 1.926 USD... Tại Việt Nam, GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt khoảng 4.282 USD và ước đạt khoảng 7.500USD vào năm 2030.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cho rằng, dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035. Theo đó, Việt Nam sẽ bố trí vốn trong khoảng 12 năm, mỗi năm bình quân khoảng 5,6 tỉ USD, tương đương khoảng 16,2% trong giai đoạn 2026 - 2030 nếu giữ nguyên tỉ lệ đầu tư công trung hạn như hiện nay. Do đó, thế và lực của nước ta đã từng bước lớn mạnh đủ sức triển khai dự án.
(Bài đăng trên Ấn phẩm đặc biệt Lao Động Xuân Ất Tỵ)
Bộ Tài chính đề xuất, kinh phí mua tin phòng chống tham nhũng tối đa 50 triệu đồng/tin. Tùy theo nội dung, tính chất của tin được cung cấp, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương quyết định mức chi với từng trường hợp cụ thể.
Đức đang tìm cách đảm bảo nguồn lithium cho các nhà sản xuất xe điện trong bối cảnh EU nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã đến Bắc Kinh trong chuyến thăm ba ngày, trong bối cảnh đàm phán căng thẳng gần đây về việc áp thuế nhập khẩu cao đối với xe điện (EV) của Trung Quốc bán tại Liên minh châu Âu (EU).
Việt Nam và Thái Lan hiện có 19 cặp địa phương kết nghĩa-hợp tác, Đại sứ Phạm Việt Hùng mong muốn các địa phương của hai bên tích cực giao lưu, hợp tác đầu tư-thương mại-du lịch ngày càng hiệu quả.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) thông báo loạt tin vui liên quan đến các nông sản Việt như sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, cá sấu, ớt, chanh leo… xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Không chỉ đạt được chứng chỉ sữa chuẩn AAA theo tiêu chí đánh giá nghiêm ngặt của Vinamilk, sản phẩm sữa hút chân không Green Farm còn liên tiếp gặt hái 3 giải thưởng danh giá quốc tế về hương vị và độ tinh khiết. Tuy nhiên, hành trình đi từ quy trình sản xuất sữa khóa tươi đến với những thành công này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tỉ mỉ và quyết tâm không ngừng nghỉ từ toàn bộ đội ngũ tạo nên sản phẩm Green Farm với chất lượng vượt trội.
Ngày 18/6, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết vừa có buổi làm việc với đại diện Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn và một số doanh nghiệp hồ tiêu về nghi vấn hàng hóa bị 'rút ruột' ở cảng Cát Lái.
Nông dân phấn khởi vì chốt giá cao vụ lúa hè thu; Điều tra vụ nhà dân ở Long An bị tấn công; Miền Tây có mưa lớn đến cuối...
Giá tiêu hôm nay 5/7/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 - 151.000 đồng/kg.