Trong ký ức của ông Phan Văn Kính (phường Phước Tiến, TP Nha Trang, Khánh Hòa), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng là người bạn thân của ông những năm tháng đại học, là một trong những sinh viên xuất sắc nhất.
Cơn mưa tháng 7 làm bầu trời TP Nha Trang thêm đượm buồn. Nghe tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa từ trần, ông Phan Văn Kính, người bạn học cùng lớp ngữ văn khóa 8, khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (niên khóa 1963 - 1967), rưng rưng nhớ về người bạn thân một thuở...
Ông Kính kể năm 1966, khi đang học theo diện sơ tán ở xã Vạn Thọ (huyện Đại Từ, Thái Nguyên), ông theo học lớp văn học Pháp, còn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lớp văn học Nga.
Thời điểm đó, Trường đai học Tổng hợp Hà Nội có cơ chế nếu sinh viên xung phong vào chiến trường miền Nam khi đang theo học năm 3 thì khi trở về sẽ được đặt cách xét tốt nghiệp mà không cần học thêm nữa.
Ông Kính đăng ký xung phong vào chiến trường miễn Nam. Cảm phục tinh thần của người bạn học, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã rất quan tâm.
"Đêm trước ngày đi vào miền Nam, anh Trọng đã có một đêm cùng thức với tôi. Lúc ấy chúng tôi chỉ mới là những đoàn viên, tâm sự về những lý tưởng của thanh niên và những mục tiêu cho cuộc sống trong thời chiến.
Anh Trọng bảo khi tôi đi, lớp học vắng đi một thành viên, nhưng chiến trường có thêm một người chiến sĩ, một cây bút viết văn, viết báo", ông Kính kể lại.
Sáng hôm sau, khi ông Kính chuẩn bị hành trang lên đường. Từ nơi sơ tán di chuyển ra xe đưa đón của cơ quan phải mất hơn 2km đường bộ.
"Tôi đi được một đoạn, nhìn lại mới chợt thấy anh Trọng lẳng lặng theo sau. Tôi và anh cùng khoác tay nhau đi trên con đường băng qua các xóm làng, nơi chúng tôi đã gắn bó với nhau suốt thời gian ấy.
Lúc chia tay lên xe, anh Trọng ôm tôi, hai dòng nước mắt chảy dài. Chúng tôi chia tay nhau trong bịn rịn, lưu luyến", ông Kính tâm sự.
Sau thời điểm đó, ông Kính được vào chiến trường miền Nam, làm phóng viên thường trú cho Thông tấn xã Việt Nam.
Tại Đại hội lần thứ XI của Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư. Sau đó vài ngày, Tổng bí thư đến dự cuộc họp lớp đại học năm ấy do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức, gặp lại những người thầy, người bạn, trong đó có người bạn thân Phan Văn Kính.
Ông Kính nhớ mãi tại cuộc họp lớp, Tổng bí thư đã đến ôm chầm lấy ông sau bao năm gặp lại. Cảm giác khi ấy, ông như sống lại những năm tháng học văn khoa của hai chàng sinh viên ngày nào.
Trong cuộc gặp này, ông Kính nhớ mãi một câu nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Anh Trọng nói với bạn bè chúng tôi rằng 'Bây giờ tôi là Tổng bí thư của Đảng, nhưng có làm Tổng bí thư hay Chủ tịch nước thì cũng như đám mây, rồi cũng bay qua. Cuối cùng chỉ còn lại cái nghĩa với anh em, bạn bè, thầy cô và đồng chí đồng bào'. Chúng tôi rất thấm thía với câu nói ấy" - ông Kính kể.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa mong bà con với tình yêu, trách nhiệm sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp để cùng chung tay với người Việt ở trong nước bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo quê hương.
Gặp cộng đồng người Việt tại Úc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đã nêu vấn đề trên với một số lãnh đạo Úc và nhận được sự hoan nghênh, đánh giá cao từ họ.
Sau 15 ngày đầu ra quân tấn công, trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công an tỉnh Nghệ An đã phát hiện, bắt giữ 122 vụ ma túy, 137 đối tượng; thu 17 bánh heroin, 2,1 kg và hơn 41.000 viên ma túy tổng hợp,…
Bị nhắn tin nói xấu, Trọng gặp chồng của nhân tình để nói chuyện và bị nhóm người vây đánh. Trong lúc ẩu đả, Trọng dùng dao tấn công lại làm chồng của người tình tử vong và một người khác bị thương.
TP.HCM đang tính toán các phương án để thu hồi 355 tỉ đồng từ nhà đầu tư dự án đường dẫn cầu Phú Mỹ.
Những hành vi của chủ tàu cá ở Kiên Giang đã vi phạm Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, tổng mức phạt hơn 2,3 tỉ đồng.
Hàng trăm công nhân tất bật sắp xếp, trồng thêm 20.000 cây hoa hướng dương ở công viên bờ sông Sài Gòn trước Tết Giáp Thìn.
'Việc lắp đặt phao đèn báo hiệu tại các thực thể ở quần đảo Trường Sa mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, vì vậy không có giá trị pháp lý.'
Từ lớp 8 đến 11, 2 chị em sinh đôi Thùy Trâm, Ngọc Trâm thay nhau ra đồng chăn bò giúp bố mẹ. Có khi đi cả 2 cùng lúc, có khi chị một buổi, em một buổi để vừa chăn bò, vừa phụ bố mẹ làm việc nhà.