Nhiều dự án ở TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum đang bị chậm tiến độ do chính quyền địa phương chưa áp dụng, xác định được chính xác giá đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Thông tin từ UBND TP Kon Tum, các ngành chức năng đang đẩy nhanh quá trình làm hồ sơ, thủ tục xác định nguồn gốc đất đai, giá đất bồi thường cho người dân khi làm dự án.
Kể từ ngày 1.8.2024, khi Luật Đất đai mới và Nghị định mới của Chính phủ ban hành có hiệu lực nên một số điều khoản quy định khác so với các quy định trước đó. Để phù hợp với Luật Đất đai mới, cán bộ địa chính, UBND các xã và phòng chuyên môn phải làm lại toàn bộ hồ sơ từ đầu nên mất thời gian.
Trong khi đó, đất đai của người dân được sang nhượng, mua bán, thừa kế, chuyển cho nhiều chủ sử dụng khác, ngành chức năng xác định nguồn gốc, áp dụng giá đất gặp phải khó khăn, lúng túng.
Thời gian ngành chức năng TP Kon Tum lấy ý kiến người dân khi công khai dự thảo phương án đền bù cũng khiến thời gian kéo dài. Trong khi đó, các đơn vị tư vấn năng lực còn hạn chế nên tiến độ triển khai thực hiện chậm.
Trong năm 2024, UBND thành phố triển khai 30 công trình, dự án. Tuy nhiên, các thủ tục về đất đai, kiểm kê tài sản, đơn giá, đền bù, số lượng hỗ trợ theo luật cần phải có thời gian để cán bộ, công chức đi xuống cơ sở thẩm tra, xác định đúng.
Ông Nguyễn Thanh Mân - Chủ tịch UBND TP Kon Tum cho biết: “Hiện các quy định của pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, có nội dung chưa thống nhất giữa các ngành, chưa thống nhất giữa các văn bản nên khó khăn trong áp dụng. Việc này đã làm chậm trễ, kéo dài thời gian thực hiện thi công dự án”.
Hiện UBND TP Kon Tum đang nỗ lực xác định giá đất để có quyết định bồi thường, giải phóng mặt bằng để dự án sớm thi công, tránh việc chậm tiến độ, dẫn đến hoàn trả lại nguồn vốn.
Các dự án trọng điểm cần quỹ đất sạch như: Dự án Khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng Đường bao khu dân cư phía Bắc thành phố Kon Tum; Kè chống sạt lở sông Đăk Bla đoạn qua làng Plei Đôn và Kon Rờ Bàng; Chỉnh trang đô thị, tạo quỹ đất để thực hiện quy hoạch khu phức hợp đô thị tại phường Quang Trung; Đường dây 220 KV Bờ Y - Kon Tum, địa bàn thành phố Kon Tum…
Hiện tại, chính quyền thành phố đã phê duyệt giá đất cụ thể được 13 dự án triển khai trên địa bàn.
Theo thống kê, tổng diện tích thu hồi đất các dự án tại TP Kon Tum là 1.051ha, số hộ, tổ chức bị ảnh hưởng là 3.811 trường hợp. Nhiều trường hợp không đồng ý giá bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước do cho rằng mức giá thấp, nên đã có đơn thư khiếu kiện, khiếu nại. UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các huyện, thành phố triển khai dự án với tinh thần kiên quyết, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm để giải ngân vốn đầu tư công, tạo công ăn việc làm cho doanh nghiệp, người lao động.
Những ngày đầu xuân, du khách thập phương đổ về động Phong Nha, tỉnh Quảng Bình thăm thú, ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ. Dòng sông Son nhộn nhịp thuyền vào ra.
Trong sáu tháng đầu năm, cả nước có gần 17.000 người bị tạm hoãn xuất cảnh do liên quan đến nợ thuế.
Lãnh đạo Quảng Ninh đề nghị Bộ Công Thương, EVN tạo điều kiện cung ứng đủ điện cho các khu công nghiệp, tránh 'đất, hạ tầng có, điện lại chưa'.
Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu tổ chức hội nghị tại TP Đà Lạt để các thành viên Việt Nam quảng bá thương hiệu, kết nối các doanh nghiệp du lịch.
TP - Nhiều khu đất dịch vụ trên địa bàn Hà Nội dù đã được bàn giao nhưng hạ tầng chưa được hoàn thiện, thiếu điện, thiếu nước… khiến người dân không thể ổn định cuộc sống.
Khó khăn tài chính do nhà máy điện mặt trời bị 'treo' thanh toán, Tập đoàn Trung Nam lo xảy ra sự cố nghiêm trọng, sập hệ thống truyền tải điện 500 kV.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7 thuộc Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ - Công an huyện Thanh Trì khám xét khu vực nhà kho của bà Trịnh Thanh Vân tại địa chỉ Khu lò gạch Màn Di, thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Nhà kho này có chứa tang vật là các loại bình gas (LPG) và các phương tiện dùng để san chiết khí gas (khí dầu mỏ hóa lỏng LPG). Tại hiện trường, lực lượng...
Sau 13 gói trừng phạt không đủ sức kìm hãm nền kinh tế Nga, Mỹ, EU và một số quốc gia phương Tây khác đã phản ứng bằng cách chuyển sang các biện pháp tài phán ngoài lãnh thổ.
Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh nhu cầu của Indonesia trong việc tận dụng tiềm năng của một thị trường công nghiệp Halal toàn cầu.