Ngày 13/2, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, tổ chức này đã chính thức ra mắt quỹ tín thác mới mang tên Quỹ Phát triển năng lực Ukraine, nhằm hỗ trợ các cải cách kinh tế và tài chính của nước này trong 5 năm tới.
Quỹ tín thác mới hỗ trợ các cải cách kinh tế của Ukraine |
Kinh tế Ukraine có thêm 'phao' cứu trợ từ IMF, nhằm hỗ trợ các cải cách kinh tế và tài chính của nước này trong 5 năm tới. (Nguồn: Zuma Press) |
Lễ ra mắt quỹ trên được tổ chức ở thủ đô Kiev.
IMF đặt mục tiêu huy động các quốc gia ủng hộ 65 triệu USD vào quỹ này. Hà Lan, Slovakia, Latvia, Nhật Bản và Litva đóng góp tổng cộng 16,5 triệu USD.
IMF dự định huy động 27,5 triệu USD ban đầu để hỗ trợ các lĩnh vực then chốt trong chương trình cải cách của Ukraine. Các lĩnh vực then chốt đó gồm cải cách tài khóa (huy động vốn, quản lý tài chính công và chính sách chi tiêu); chính sách tiền tệ; các chính sách tài chính; chính sách chống tham nhũng; tổng hợp và phổ biến dữ liệu; đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô.
Về nỗ lực cải cách Ukraine nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tác, mới đây, Thứ trưởng Kinh tế Ukraine Oleksiy Sobolev cho biết, Kiev đang nỗ lực cải tổ quy định kinh doanh để loại bỏ và cập nhật hàng trăm quy định mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế bị xung đột quân sự tàn phá. Cuộc cải cách đã bắt đầu tiến hành vào năm ngoái, nhằm xem xét khoảng 1.300 văn bản quy định và giấy phép hiện hành.
Theo đó, khoảng 100 quy định đã bị hủy bỏ, ông Oleksiy Sobolev cho biết thêm, 400 thủ tục khác sẽ tiếp tục bị loại bỏ trong năm nay, trong khi 500 thủ tục mới sẽ được cập nhật và số hóa.
Đánh giá về tương lai của nền kinh tế Ukraine, Chủ tịch IMF Kristalina Georgieva bày tỏ tin tưởng vào sự phục hồi còn tiếp diễn, nhưng thừa nhận diễn biến xung đột quân sự có thể đem tới những làn gió ngược chưa thể đoán trước. "Điều quan trọng là nguồn tài chính hỗ trợ từ bên ngoài theo các điều khoản ưu đãi được duy trì một cách kịp thời và có thể dự đoán trước” - người đứng đầu IMF nêu rõ.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích dự đoán, viện trợ của phương Tây dành cho Kiev có thể bắt đầu giảm vào năm nay.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây cũng đánh giá cao tiến bộ của Ukraine trong cuộc chiến chống tham nhũng và cải cách nền kinh tế, với việc hối thúc Quốc hội phê duyệt gói viện trợ quân sự và kinh tế trị giá 61 tỷ USD dành cho Ukraine.
Cuối ngày 13/2, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua một dự luật viện trợ hỗn hợp 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, dự luật này chưa thể vượt qua "ải" Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Thông tin mới nhất là Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã bác bỏ gói cứu trợ dành cho Ukraine, bất chấp lời kêu gọi của Tổng thống Joe Biden.
Phát biểu với báo giới, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson tuyên bố ông không có ý định cho phép biểu quyết về dự luật chi tiêu ngân sách 95 tỷ USD, mà phần lớn bao gồm các khoản viện trợ dành cho Ukraine. Ông Mike Johnson cho biết, không thể chấp nhận dự luật này mà không bao gồm các biện pháp siết chặt mới, nhằm ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp vào Mỹ qua ngả biên giới phía Nam.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Ukraine khi hàng triệu người phải rời bỏ đất nước, các thành phố và cơ sở hạ tầng bị ném bom, đồng thời hoạt động hậu cần, chuỗi cung ứng và xuất khẩu bị gián đoạn. Nền kinh tế suy giảm khoảng 1/3 vào năm 2022, mức giảm hằng năm lớn nhất trong 30 năm độc lập của Ukraine.
Cũng trong ngày 13/2, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đánh giá cuộc xung đột tại Ukraine đã gây thiệt hại khoảng 3,5 tỷ USD cho các di sản và văn hóa của nước này.
UNESCO đã sử dụng hình ảnh vệ tinh để đánh giá mức độ thiệt hại, khoảng 5.000 địa điểm đã bị phá hủy, trong đó có hơn 340 địa điểm như bảo tàng, tượng đài, thư viện và địa điểm tôn giáo. Hai di sản thế giới được UNESCO công nhận, gồm trung tâm về thời trung cổ của thành phố Lvov và Odessa, nằm trong số những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề từ những cuộc tấn công quân sự.
Tổ chức UNESCO ước tính, ngành văn hóa, du lịch và giải trí của Ukraine đã thiệt hại tổng cộng 19 tỷ USD doanh thu kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự. Năm ngoái, tổ chức có trụ sở tại Paris ước tính thiệt hại lên tới gần 2,6 tỷ USD.
Phát biểu tại Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Đại Liên (WEF Đại Liên) khai mạc ngày 25/6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho biết, nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn để phục hồi tăng trưởng.
TP - Từ đầu năm 2023 đến nay, Cục Hải quan tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan và thúc đẩy mô hình Hải quan thông minh trong các hoạt động nghiệp vụ.
Ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai 2 nhiệm kỳ 2004-2011 và 2011-2016 cùng nhiều đảng viên bị thi hành kỷ luật liên quan các sai phạm trong thời kỳ này.
Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 5h30 ngày 3.9, giá vàng trong nước niêm yết ở ngưỡng 67,6 - 68,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong...
Theo quyết định của Thủ tướng, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ nghỉ hưu từ 1.6.
Đức đang tìm cách đảm bảo nguồn lithium cho các nhà sản xuất xe điện trong bối cảnh EU nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nhận các thông báo hủy thông báo thu hồi đất xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, đa phần người dân xã Phước Dinh (huyện...
Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn mới đưa vào khai thác trong năm 2022, nhưng địa phương đã phải đề nghị mở rộng vì tắc nghẽn, tai nạn xảy ra nhiều do không có làn dừng khẩn cấp. Tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn dài 15,2km thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam được đưa vào khai thác từ tháng 2-2022 với quy mô bốn làn xe hạn chế. Sau một thời gian vận hành, cao tốc bộc lộ hạn chế như tắc nghẽn vào các đợt lễ, Tết, thậm chí là tai nạn giao thông gia tăng do...
“Chúng tôi thống kê chính xác được 19 triệu tài khoản, trong đó có 10% số người được ngân hàng hỗ trợ trực tiếp tại quầy”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng thông tin khi đề cập về sinh trắc học tài khoản ngân hàng.