Kinh đô nhà Hậu Lê bị lãng quên

00:30 12/02/2024

Tồn tại gần 50 năm (1546-1593), kinh đô Vạn Lại - Yên Trường từng chứng kiến ba vua nhà Hậu Lê lên ngôi, 7 kỳ thi tiến sĩ, nhưng giờ chỉ còn phế tích.

Theo cuốn Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường của nhà nghiên cứu Lê Quốc Ẩm, nhà Lê gồm Tiền Lê và Hậu Lê sau gần 400 năm trị vì đất nước đã để lại nhiều thành tựu to lớn, nhiều vị vua anh minh đã giành lại độc lập dân tộc, mở mang bờ cõi. Tuy nhiên, càng về cuối thời Hậu Lê, các vua không còn chăm lo triều chính khiến bè cánh nổi lên, tranh đoạt quyền lực, báo hiệu nhà Lê đến hồi suy vong.

Lập kinh đô kháng chiến Vạn Lại - Yên Trường

Năm Đinh Hợi 1527, lợi dụng tình hình đất nước rối ren, Mạc Đăng Dung - một trong những bề tôi của nhà Lê, uy hiếp, bức vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, theo Đại Việt sử ký toàn thư.

Nhiều quan lại, tôn thất triều Lê nổi lên chống nhà Mạc nhằm khôi phục ngai vàng. An Thành hầu Nguyễn Kim bí mật sang vùng Sầm Châu của Ai Lao (tỉnh Hủa Phăn, Lào ngày nay) gây dựng căn cứ. Năm 1533, ông cử người về Thanh Hóa tìm con cháu dòng họ Lê là Lê Ninh đưa sang lập làm vua - tức vua Lê Trang Tông, giương cao ngọn cờ phù Lê diệt Mạc.

Năm 1540, Nguyễn Kim đem quân từ Ai Lao về nước đánh nhà Mạc, được nhiều hào kiệt trong nước theo giúp. Tuy nhiên, năm 1545, ông bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất hại chết. Trịnh Kiểm - con rể Nguyễn Kim, lên nắm giữ binh quyền, tiếp tục sự nghiệp trung hưng nhà Lê, đánh đuổi nhà Mạc.

Trịnh Kiểm đón vua Lê Trang Tông từ Ai Lao về nước năm 1546, chọn sách Vạn Lại (sách là đơn vị hành chính tương đương làng hoặc xã thời Lý - Trần - Lê) thuộc huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa, nay là xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa lập hành điện.

Sách Việt sử Thông giám cương mục chép: "Thái sư Trịnh Kiểm cho rằng lập quốc tất phải căn cứ vào nơi hiểm trở. Sách Vạn Lại núi đứng sững, nước uốn quanh, thực đáng gọi là nơi hình thế đẹp. Đó là do trời đất xếp đặt để làm chỗ dấy nghiệp đế vương. Trịnh Kiểm bèn sai đào hào đắp lũy, xây dựng hành điện, mời nhà vua đến đóng tại đó".

Triều đình với đầy đủ văn quan, võ tướng với sứ mệnh trung hưng nhà Lê đã được lập nên. Từ đây, đất nước hình thành hai vương triều với hai kinh đô, gồm Nam triều từ Thanh Hóa trở vào thuộc vua Lê và Bắc triều từ Ninh Bình đổ ra, bao gồm cả kinh thành Thăng Long (tức Đông Kinh) do họ Mạc cai trị.

Năm 1553, Trịnh Kiểm thấy Yên Trường (cách Vạn Lại hơn 3 km) thực sự là hiểm địa, có ý nghĩa sống còn với thành lũy Vạn Lại nên đề xuất với vua dời đến. Yên Trường nay thuộc xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, nằm cạnh dòng sông Chu.

Địa hình thấp hơn so với Vạn Lại, nhưng Yên Trường có lợi thế thoáng đãng rộng rãi, có tầm nhìn xa, lại nằm giữa hai con sông Chu và Cầu Chày nên rất tiện trong việc điều hành triều chính để triển khai binh quyền, kết hợp trong ngoài cùng đánh nhằm giữ vững thành lũy Vạn Lại từ xa nếu nhà Mạc tiến công.

Mặt khác, khi cần cơ động lực lượng để mở rộng địa bàn chiến lược vào các tỉnh ở phía nam, quân nhà Hậu Lê chỉ cần qua sông Chu là đến huyện Lôi Dương, huyện Nông Cống và tiếp cận vào vùng Nghệ An. Do đó, vua Lê Trung Tông đã chuẩn tấu dời hành xuống Yên Trường, nơi đặt phủ chúa của Trịnh Kiểm.

Hai vùng đất Vạn Lại và Yên Trường tiếp giáp nhau, tuy hai nhưng thực chất là một, được sử dụng song song. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong 47 năm (1546-1593) trở thành kinh đô kháng chiến, các vua nhà Lê đã di chuyển qua lại giữa hai địa danh Vạn Lại và Yên Trường. Yên Trường được ví như vị trí chiến lược quan trọng nhằm bảo vệ kinh đô Vạn Lại từ xa, đảm bảo an toàn cho hành điện của vua tôi nhà Lê.

Sau khi đặt đô ở Vạn Lại - Yên Trường, nhà Lê đã có nhiều quyết sách điều hành cuộc chiến giành lại giang sơn. Thế lực Nam triều ngày càng lớn mạnh, mở nhiều đợt tiến công đánh chiếm những địa bàn chiến lược quan trọng trước khi tung đòn quyết định vào kinh thành Thăng Long khiến nhà Mạc tan rã.

Năm 1593, nhà Lê đánh đuổi nhà Mạc ra khỏi Thăng Long, vua trở về Đông Kinh mở ra thời kỳ Lê Trung Hưng. Vạn Lại - Yên Trường kết thúc sứ mệnh lịch sử là kinh đô kháng chiến của nhà Lê.

Kinh đô kháng chiến trở thành phế tích

Tồn tại gần nửa thế kỷ, Vạn Lại - Yên Trường trải qua bốn đời vua (Lê Trang Tông, Lê Trung Tông, Lê Anh Tông và Lê Thế Tông). Nơi đây đã diễn ra nhiều buổi thượng triều bàn luận sách lược quan trọng trong việc giành lại quyền bính hay phục hồi kinh tế, bang giao với nước ngoài... Cũng chính nơi đây, ba vua nhà Hậu Lê là Lê Trung Tông, Lê Anh Tông và Lê Thế Tông lên ngôi. Sau khi băng hà, vua là Lê Trang Tông và Lê Trung Tông đã chọn Vạn Lại làm nơi an nghỉ.

Mặc dù chỉ là kinh đô thời loạn, tại Vạn Lại - Yên Trường, nhà Lê đã tổ chức 7 khóa thi, tìm ra nhiều hiền tài giúp nước cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Trong đó, nổi bật có các tiến sĩ Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Thực, Lê Trạc Tú... Tại Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội hiện có 82 bia tiến sĩ, trong đó 7 bia ghi các tiến sĩ từng đỗ khoa thi ở Vạn Lại.

Vạn Lại - Yên Trường được các nhà sử học đánh giá có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp trung hưng nhà Lê. Tuy nhiên, kinh đô này hầu như đã bị lịch sử lãng quên. Nhà nghiên cứu Lê Quốc Ẩm đánh giá "có thể cuộc nội chiến nồi da xáo thịt của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh và nhà Mạc đã để lại một vết đau thương tang tóc trong lịch sử Việt Nam cho nên các nhà sử học ghi chép rất ít về thời kỳ này, nhất là vùng đất Vạn Lại - Yên Trường".

Thành lũy Vạn Lại - Yên Trường và những di tích khác đã bị chiến tranh, thiên nhiên và con người tàn phá khiến nó gần như biến thành bình địa. Không có sử liệu ghi chép hoặc truyền khẩu lại hình dáng, cấu kết của hành điện ra sao. "Có tài liệu nói quân Tây Sơn lần đầu tiến quân ra Bắc khi đến Thanh Hóa đã tàn phá Lam Kinh và Vạn Lại để xóa sạch mọi dấu vết của nhà Lê...", nhà nghiên cứu Hoàng Hùng cho hay.

Thửa đất nằm ngay sau trụ sở UBND xã Thuận Minh - nơi được xác định là hành cung Vạn Lại xưa, hiện giờ cỏ cây um tùm, chỉ còn hai cặp linh vật voi đá và ngựa đá nằm xen kẽ cánh rừng cao su bạt ngàn của người dân địa phương. Rải rác xung quanh có những mảnh gạch ngói, bình gốm vỡ lẫn trong đất đá, lùm cây, bờ ruộng... Dải đất bao quanh sách Vạn Lại được gọi là lũy thành giờ cũng phai dấu hình hài vì người dân đã san lấp thành đường đi.

Toàn bộ điện miếu, lăng tẩm, hành cung ở cả hai vùng Vạn Lại, Yên Trường hầu như đã biến mất. Những chứng tích khác như giếng mắt rồng, đàn tế Nam Giao, trường thi... hơn 500 năm trước bị cây cỏ bao quanh hoặc mọc lên các công trình nhà ở, trường học.

Tại thôn 2 và 3 xã Thọ Lập, người dân tìm thấy một số hiện vật được cho là liên quan dấu tích của hành cung Yên Trường xưa. Trên khu đất rộng hơn 1.200 m2 của gia đình ông Trần Đình Thành ở thôn 2 có một pho tượng phỗng quỳ bằng đá. Bức tượng khoảng 400-500 kg, cao 70-80 cm, ban đầu ở trên vườn trước nhà, nhưng hiện được ông Thành di chuyển để ngay lối cổng đi vào sân.

Pho tượng bị mất đầu và hai tay, theo ông Thành do "các cụ ngày xưa đập đem đi nấu vôi". Thời gian làm nhà, ông Thành tìm được một hũ tiền cổ thời Lê và những tấm bia khắc chữ Hán, nhưng không biết đó là cổ vật có giá trị lịch sử nên đem bán đồng nát hoặc chôn luôn xuống móng nhà.

Ngoài tượng phỗng, khu vườn của ông Thành và các hộ hàng xóm hay dọc trên một số tuyến đường liên thôn ở Thọ Lập còn nhiều chân tảng bằng đá xanh đục đẽo vuông vức nằm. Hiện vật này được cho dùng kê chân cột trong hành dinh.

Theo đại diện chính quyền địa phương, đợt khai quật khảo cổ năm 2021, tại khu vực Vạn Lại và Yên Trường, các nhà sử học tìm thấy nhiều kết cấu nền móng và mảnh gạch ngói, đá tảng, bình sành sứ, tiền đồng... được nhận định là dấu vết kinh đô kháng chiến của nhà Hậu Lê.

Ngành văn hóa và UBND huyện Thọ Xuân phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã tổ chức một số hội thảo khoa học, cuộc điền dã và khai quật khảo cổ nhằm làm cơ sở phục dựng di tích. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu về kinh đô Vạn Lại - Yên Trường đang ở quy mô nhỏ, thiếu bài bản nên chưa có cơ sở khoa học xác đáng và cái nhìn toàn diện về kinh đô Vạn Lại - Yên Trường.

>>Dấu tích kinh đô Vạn Lại - Yên Trường

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Người đàn ông bị điện giật tử vong khi đang rửa xe

Người đàn ông bị điện giật tử vong khi đang rửa xe

15:40 15/06/2023

Sử dụng máy bơm nước để rửa xe, một người đàn ông ở TP Vinh, Nghệ An bị điện giật tử vong.

Phát hiện thi thể người phụ nữ đang phân hủy trong rừng sâu Gia Lai

Phát hiện thi thể người phụ nữ đang phân hủy trong rừng sâu Gia Lai

11:30 19/04/2023

Ngày 19/4, lãnh đạo UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xác nhận, trên địa bàn huyện vừa phát hiện thi thể người phụ nữ đang phân hủy trong rừng. Theo đó, sáng 18/4, trong quá trình đi rừng, một người dân làng Kon Von 2 (xã Đak Rong) đang đi dọc theo suối để bắt cá thì phát hiện 1 thi thể người đang phân hủy nên lập tức báo cho công an địa phương. Tiếp cận hiện trường tại khu vực suối Bom, thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng quản lý, lực...

Hơn 230 tỷ đồng ủng hộ công tác an sinh xã hội ở Nghệ An

Hơn 230 tỷ đồng ủng hộ công tác an sinh xã hội ở Nghệ An

11:50 20/10/2023

Từ năm 2021 đến 2023, các nhóm thiện nguyện, các nhà hảo tâm đã ủng hộ nhiều chương trình thiện nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An với tổng giá trị trên 230 tỷ đồng.

Yêu cầu tạm dừng các khóa tu tại chùa Cự Đà sau vụ trẻ bị đánh

Yêu cầu tạm dừng các khóa tu tại chùa Cự Đà sau vụ trẻ bị đánh

14:20 17/06/2023

Sau vụ trẻ bị đánh trong thời gian tham gia khóa tu mùa hè ở chùa Cự Đà, huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã kiểm tra, yêu cầu tạm dừng tổ chức các khóa tu.

Công an Bình Thuận duy trì 135 tổ tuần tra vũ trang

Công an Bình Thuận duy trì 135 tổ tuần tra vũ trang

13:45 09/10/2024

Đại tá Huỳnh Ngọc Liêm - Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, địa phương có liên quan tiếp tục quán triệt, triển khai nghiêm túc các nghị quyết, kế hoạch công tác điều tra, xử lý tội phạm; duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của 135 tổ tuần tra vũ trang.

Bé 3 tuổi bị đa chấn thương trong vụ ô tô đâm hàng chục xe máy vừa trải qua ca đại phẫu

Bé 3 tuổi bị đa chấn thương trong vụ ô tô đâm hàng chục xe máy vừa trải qua ca đại phẫu

00:00 06/04/2023

Tối 5/4, trao đổi với Tiền Phong, TS Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết bệnh viện tiếp nhận 2 nạn nhân trong vụ tai nạn ô tô tông 17 xe máy khiến hơn 20 người bị thương. Bệnh nhân là cháu bé 3 tuổi và 14 tuổi.

Sức sống mới ở vùng biên Đông Nam Bộ: 'Lá chắn' ngăn chặn tội phạm

Sức sống mới ở vùng biên Đông Nam Bộ: 'Lá chắn' ngăn chặn tội phạm

14:30 10/03/2023

Đề án xây dựng điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới trên địa bàn Quân khu 7 giai đoạn 2019-2025 đã góp phần ngăn chặn tội phạm, giữ gìn an ninh, phát triển KT-XH ở vùng biên Đông Nam Bộ.

Chủ tịch nước: Cán bộ cấp dưới mà cứ lựa cấp trên nghĩ gì để nói thì nguy hiểm

Chủ tịch nước: Cán bộ cấp dưới mà cứ lựa cấp trên nghĩ gì để nói thì nguy hiểm

16:20 04/12/2023

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, muốn đại đoàn kết phải phát huy dân chủ. Đoàn kết mà không có dân chủ, không lắng nghe ý kiến khác nhau thì đoàn kết xuôi chiều.

Cộng điểm vào lớp 10 cho con người hoạt động cách mạng trước năm 1945: Bộ GD-ĐT nói gì?

Cộng điểm vào lớp 10 cho con người hoạt động cách mạng trước năm 1945: Bộ GD-ĐT nói gì?

16:45 25/10/2024

Dư luận cho rằng quy định này không thực tế vì người hoạt động cách mạng trước 1945 không thể có con ở tuổi 15 để tuyển sinh vào lớp 10.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới