Chuyên gia nhận định vấn đề sức khỏe tâm thần của giáo viên ở Hàn Quốc hiện chưa được chú trọng và kêu gọi cần có cách tiếp cận, hỗ trợ toàn diện hơn.
Hôm 10/2, Hàn Quốc rúng động trước vụ việc bé gái 8 tuổi bị cô giáo đâm dao tại một trường tiểu học ở Daejeon, cách thủ đô Seoul khoảng 160 km. Các báo cáo cho biết nữ giáo viên đã xin nghỉ phép 6 tháng vào tháng 12 năm ngoái do bị trầm cảm nhưng quay lại làm việc chỉ sau 20 ngày kể từ khi nộp chẩn đoán của bệnh viện.
4 ngày trước vụ đâm dao, cô giáo cũng có hành vi bạo lực với một đồng nghiệp sau khi được hỏi thăm tình hình. Ngoài ra, một ngày trước vụ việc, cô ta còn làm hỏng một máy tính, phàn nàn về việc truy cập chậm vào cổng thông tin của phòng giáo dục.
Theo các quy định hiện hành của Hàn Quốc về việc nghỉ phép và phục hồi chức vụ của giáo viên, một giáo viên nghỉ phép vì sức khỏe có thể tiếp tục làm việc nếu nộp xác nhận của bác sĩ mà không cần xem xét thêm.
Theo các nguồn tin trong ngành giáo dục, không có quy định pháp lý hoặc biện pháp thực thi nào được đưa ra để tách giáo viên có vấn đề về sức khỏe tâm thần khỏi học sinh, ngay cả khi các dấu hiệu cảnh báo xuất hiện, không chỉ trong quá trình tuyển dụng mà còn suốt thời gian giảng dạy.
Trong trường hợp trên, sau khi sự việc được báo lên Sở Giáo dục Thành phố Daejeon, một thanh tra sở đã đến trường và đề xuất biện pháp cách ly. Nhưng do giáo viên và nhà trường từ chối, không có cuộc điều tra trực tiếp nào được tiến hành, và thảm kịch đã xảy ra ngay sau đó.
Paik Jong-woo, giáo sư khoa tâm thần tại Đại học Y khoa Kyung Hee, bày tỏ sự thất vọng vì không có hành động nào được thực hiện dù sở đã nhận được báo cáo. "Tôi tin có người thấy hối tiếc và cho rằng kết quả có thể khác đi hay thảm kịch có thể được ngăn chặn nếu nữ giáo viên được một bác sĩ tâm thần đủ trình độ tiến hành đánh giá sức khỏe", ông nói.
Theo Korea Times, tuy tất cả các sở giáo dục tỉnh và thành phố của Hàn Quốc đều thành lập ủy ban chuyên trách nhằm đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên mắc bệnh tâm thần hoặc thể chất, những ủy ban này phần lớn hoạt động không hiệu quả.
Theo quy định của sở giáo dục Daejeon, nếu một giáo viên mắc bệnh lý được báo cáo thông qua khiếu nại, yêu cầu từ người đứng đầu cơ sở giáo dục, hoặc nếu vấn đề được xác định nội bộ, giám đốc sở giáo dục có nghĩa vụ phải tiến hành điều tra.
Tuy nhiên, do sự phản đối mạnh mẽ từ những người liên quan và quyền thực thi hạn chế của địa phương, các quyết định hiếm khi được đưa ra và việc tổ chức họp hành thường là một thách thức. Ủy ban ở Daejeon đã không xem xét bất kỳ trường hợp nào trong hai năm qua. Tương tự, Sở Giáo dục Thủ đô Seoul đã không tổ chức một cuộc đánh giá nào kể từ năm 2021.
Dữ liệu cho thấy sức khỏe tâm thần của các nhà giáo dục ở Hàn Quốc dường như đang xấu đi. Theo dữ liệu do Dân biểu Jin Sun-mee của Đảng Dân chủ Đối lập Hàn Quốc đệ trình, 9.468 giáo viên và nhân viên trường tiểu học đã được điều trị chứng trầm cảm vào năm 2023. Số lượng giáo viên trên 1.000 nhân viên trường tiểu học được điều trị chứng trầm cảm là 37,2, cao gấp đôi so với tỷ lệ 16,4 của năm 2018.
Xu hướng này đã làm dấy lên lời kêu gọi về một cách tiếp cận toàn diện, cấp quốc gia để quản lý sức khỏe tâm thần của người làm giáo dục.
Paik nhấn mạnh nhu cầu về một hệ thống cho phép trường học tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng không nên quy kết các sự cố này chỉ do chứng trầm cảm. Các chuyên gia nói trầm cảm là tình trạng tự làm hại bản thân, không phải là gây hại cho người khác.
"Mặc dù rõ ràng vụ việc ở Daejeon được thực hiện với động cơ bất thường, hầu hết những người mắc chứng trầm cảm có xu hướng tự làm hại mình hơn làm hại người khác", Paik cho biết.
Ông cảnh báo việc đổ lỗi cho tiền sử bệnh tật là nguyên nhân duy nhất dẫn đến hành vi tấn công trên rất quá đáng, có nguy cơ củng cố sự kỳ thị của xã hội. Điều này có thể tiếp tục gây ra định kiến đối với chính những bệnh nhân trầm cảm, những người cần được điều trị nhất.
Hướng Dương (Theo Korea Times)
Hai bài xã luận mới được Pathet Lao đăng tải nhấn mạnh vai trò đặc biệt của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước của hai dân tộc.
Lúc 20h10 ngày 20.7, kênh VTV8 sẽ truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Giữ trọn lời thề - Bản hùng ca từ cội nguồn' tôn vinh chiến sĩ CAND.
TP HCM có nhiều quán phở đêm giá bình dân, phục vụ đa dạng phở kiểu Bắc, kiểu Nam, từ phở bò, phở gà đến bò viên cho thực khách no bụng giữa đêm khuya.
Z121 Vina Pyrotech và Jiangxi Yangfeng là hai đội thi mang dấu ấn riêng biệt cả về phong cách trình diễn lẫn ngôn ngữ pháo hoa, được kỳ vọng sẽ tạo nên một đêm Chung kết thăng hoa của DIFF 2025.
Nhận cuộc gọi cầu cứu từ chị gái, Đỗ Trần Nguyệt Ánh (34 tuổi) vội chạy qua hỗ trợ, song bất lực trước ngọn lửa đỏ rực bao trùm căn nhà bên trong có người thân.
Anh Trần Hải Phú (bí thư Tỉnh Đoàn Long An cũ) được chỉ định chức vụ bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh. Anh Phạm Văn Hậu làm phó bí thư Tỉnh Đoàn.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Xây dựng vừa tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Đoàn Thanh niên Bộ giai đoạn 2025 - 2027. Chị Nguyễn Diệu Linh được chỉ định làm Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Xây dựng giai đoạn 2025 – 2027.
Nhìn thấy con cá sấu ngoạm thi thể người đàn ông trong miệng, người dân một ngôi làng ở Indonesia cầm gậy đuổi đánh tới tấp, khiến nó nhả ra nhưng nạn nhân đã tử vong.
Một đoạn khe chảy qua thị trấn Trà Lân (huyện Con Cuông, Nghệ An) bị ô nhiễm được đoàn viên thanh niên cùng các chiến sĩ công an và người dân làm sạch, khơi thông dòng chảy.