Trong các thập kỷ qua, nhiều người tin rằng Đức Quốc xã đã phá hủy con tàu Nemi của Hoàng đế Caligula hồi thế chiến II, nhưng một tài liệu mới tiết lộ chính pháo binh Mỹ là thủ phạm.
Theo Tạp chí Business Insider, lịch sử đằng sau vụ phá hủy di tích hai con tàu được gọi là Nemi của Hoàng đế La Mã Caligula khét tiếng đã bị giấu trong bí ẩn nhiều thập kỷ.
Trong khi nhiều người tin rằng Đức quốc xã đã đốt chúng trong Thế chiến II, một tài liệu mới phát hiện ra một đơn vị pháo binh Mỹ chịu trách nhiệm về việc phá hủy chúng.
Các nhà khảo cổ học tin rằng Hoàng đế Caligula - người cai trị Rome từ năm 37 sau Công nguyên cho đến khi ông bị ám sát vào năm 41 sau Công nguyên - đã tự đánh chìm những con tàu của mình trong một "cơn say rượu".
Theo Tạp chí Atlas Obscura, những chiếc thuyền tiệc tùng khổng lồ này dài khoảng 73m và được đóng trên hồ Nemi ở Ý.
Đầu thế kỷ 20, những chiếc thuyền của Hoàng đế Caligula được vớt lên từ đáy hồ và được nhà lãnh đạo Ý Benito Mussolini cất giữ trong một bảo tàng. Tuy nhiên, con tàu di tích đã bị phá hủy trong Thế chiến II trong một trận hỏa hoạn.
Vào thời điểm đó, nhiều người tin rằng Đức quốc xã của Hitler phải chịu trách nhiệm về những con tàu di tích bị đốt cháy. Nhưng một cuốn sách mới đã làm sáng tỏ lịch sử của chúng, rằng chính một đơn vị pháo binh Mỹ đã đốt cháy các con tàu.
Ông Stefano Paolucci, một nhà sử học Ý và đồng tác giả của cuốn sách sắp xuất bản "The Burning of the Nemi Boats", cho biết: "Việc chỉ tay vào Đức quốc xã sẽ dễ dàng hơn và bản báo cáo là một nỗ lực vội vàng để đổ lỗi cho họ".
Một báo cáo vào thời điểm đó được viết với sự hỗ trợ của các quan chức Mỹ và Anh cho thấy những chiếc thuyền đã bị Đức Quốc xã đốt cháy vào năm 1944, với cáo buộc Đức quốc xã phạm "tội ác chống lại nền văn minh".
Hai nhà nghiên cứu tin rằng đạn pháo của Mỹ đã bắn trúng mái nhà bảo tàng trong chiến tranh, điều này có khả năng các mảnh đạn găm vào những chiếc thuyền gỗ và phá hủy chúng. Các nhà nghiên cứu nói rằng các báo cáo khác vào thời điểm đó chứng thực lý thuyết của họ đã bị bỏ qua vào thời điểm đó.
Các nhà nghiên cứu cũng lập luận rằng một quan chức di sản người Ý, người dẫn đầu cuộc điều tra về việc phá hủy các con tàu, rất muốn đổ lỗi cho Đức quốc xã để lấy lòng đồng minh.
Ông Flavio Altamura, một nhà khảo cổ học và cũng là đồng tác giả của cuốn sách, tin rằng nhóm nghiên cứu của ông đã làm sáng tỏ bí ẩn và cho thấy rằng chiến tranh luôn mang tính hủy diệt.
'Nhà ai cũng có ổ khóa, không phải để khiêu khích hàng xóm mà để đảm bảo an toàn hơn. Người dân Đài Loan muốn hòa bình', bà Thái nói.
Rajesh Vishwas, thanh tra thực phẩm ở Ấn Độ , đã sử dụng máy bơm diesel để xả nước trong hồ chứa nhằm tìm chiếc điện thoại mới.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất màu sơn của xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh; quy định việc xử phạt với trường hợp không lắp đặt thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh, trẻ em mầm non hoặc thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe.
Theo KCNA, 2 tên lửa này đã đánh trúng các mục tiêu giả định trên vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên sau khi bay được 1.500km.
Chủ tịch nước cho rằng ngành Kiểm sát phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa trách nhiệm công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; chú trọng cả hai mặt không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.
Đảng MFP nói rằng Luật khi quân đã bị lạm dụng rộng rãi và kể từ năm 2000 đã có 252 người bị buộc tội khi quân khi bày tỏ quan điểm của họ về chế độ quân chủ.
Nhân dịp kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 2023, PGS.TS Phạm Xuân Dương – Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam bày tỏ mong muốn các thầy cô giáo, nhân viên nhà trường phát huy truyền thống vẻ vang, tiếp tục đổi mới sáng tạo phương pháp giảng dạy, đào tạo qua đó phấn đấu sớm đạt được mục tiêu trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia.
Ngày 6/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định rằng, Kiev sẽ không được dùng vũ khí của Mỹ để tấn công vào thủ đô Moscow của Nga.
Đảng Yabloko (Quả táo) ở Nga có tỉ lệ ủng hộ là 0% theo thăm dò mới nhất.