Không dùng ngữ liệu SGK ra đề thi Ngữ văn: Băn khoăn vênh, lệch quan điểm giữa thầy và trò

08:00 22/12/2023

TP - Bộ môn Ngữ văn trong Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới được kỳ vọng sẽ xoá bỏ được cách học vẹt, học tủ, học văn mẫu của học sinh bởi yêu cầu của Bộ GD&ĐT khi kiểm tra, đánh giá không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa. Vấn đề đặt ra là tiếp cận một trích đoạn hay tác phẩm mới, liệu giáo viên có chấp nhận các quan điểm, góc nhìn khác của học sinh?

Nhằm đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, năm 2022, Bộ GD&ĐT yêu cầu, đề kiểm tra cuối kì, cuối năm học tránh dùng các văn bản trong SGK làm ngữ liệu nhằm khắc phục tình trạng học sinh học thuộc hoặc sao chép tài liệu có sẵn.

Cô Phạm Thái Lê, giáo viên bộ môn Ngữ văn, Trường Marie - Curie Hà Nội, chia sẻ quan điểm ủng hộ chương trình GDPT mới, vì phương pháp mới sẽ làm thay đổi học sinh theo hướng tích cực. Nếu như học theo chương trình cũ, học sinh vẫn quen kiểu đọc chép, học thuộc văn mẫu, giáo viên mất rất nhiều thời gian rèn giũa thì ở chương trình mới, mục tiêu là các em có năng lực đọc hiểu, có kỹ năng viết.

Học sinh chủ động đọc nhiều hơn để làm văn thay vì đọc chép văn mẫu. ảnh: Quỳnh Anh

Học sinh chủ động đọc nhiều hơn để làm văn thay vì đọc chép văn mẫu. ảnh: Quỳnh Anh

Về quy định không dùng ngữ liệu trong SGK để kiểm tra, thi cử, cô Lê nói rằng, có nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tế. Cách hiểu và chấm bài của giáo viên thế nào để không có sự vênh lệch với quan điểm, cách nhìn của trò? “Thầy cô có trình độ ĐH hoặc thạc sĩ chọn một đoạn trích, tác phẩm mới tinh để ra đề thi cho học sinh, thời gian làm bài 90 phút chắc hẳn cũng phải suy nghĩ, tìm tòi mất rất nhiều thời gian. Trong khi học sinh chỉ có 45-90 phút cho việc tiếp cận và viết trọn vẹn một bài. Đòi hỏi học sinh phổ thông trong khoảng thời gian thi làm đủ các ý như đáp án của người ra đề là bất công, là phi lí. Chưa kể mỗi một người sẽ cảm về tác phẩm khác nhau. Vì vậy không thể chỉ có một đáp án đúng. Hơn nữa, việc phân tích một tác phẩm văn học không phải/ không nên là mục tiêu chính của việc dạy và học văn”, cô Lê nói.

Theo cô Lê, dạy học sinh Ngữ văn nhằm giúp các em có năng lực tư duy và biết cách sử dụng ngôn ngữ để có khả năng cảm nhận, viết đúng, viết hay trong các lĩnh vực khác, chứ mục tiêu dạy học Văn không chỉ nhằm phân tích tác phẩm văn học.

Cô Đỗ Bích Hạnh, giáo viên lớp 6, môn Ngữ văn, Trường THCS Nguyễn Công Trứ, quận Ba Đình (Hà Nội), chia sẻ, khi học sinh từ tiểu học lên bậc THCS học chương trình, SGK mới, nhiều em vẫn trông chờ giáo viên chữa bài để học thuộc, không thể thoát ly văn mẫu. Giai đoạn đầu, đọc bài cả lớp đều có dạng câu: “Em rất yêu thích tác phẩm của nhà văn...” hay chung một kiểu mở bài quen thuộc, cách dùng từ ngô nghê. Bài kiểm tra học kỳ I năm học 2023-2024 vừa qua, nhiều học sinh gặp khó khăn, loay hoay vì phương pháp học, kiểm tra mới.

Ở góc độ quản lý trường học, cô Bùi Thuỳ Linh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Cầu Giấy (Hà Nội), hi vọng trong những năm tới, lứa học sinh được học chương trình mới từ tiểu học, THCS lên THPT có kỹ năng, phương pháp học thuận lợi hơn. Thực tế, qua các kỳ kiểm tra, đánh giá đối với bộ môn, cô trò đang loay hoay, kêu khó. Trong đó, với ngữ liệu mới, thầy cô phải mất rất nhiều thời gian, công sức tìm hiểu, xây dựng đáp án và khi chấm thi cũng phải có quan điểm “mở” hết sức, gạn đục khơi trong, đón nhận sự sáng tạo để chấm điểm cho học sinh.

Cách nào hạn chế vênh, lệch?

Cô Đỗ Bích Hạnh cho rằng, để không có sự vênh lệch quá lớn giữa người chấm và người học, không có cách nào khác ngoài dạy kỹ năng để học sinh có thể áp dụng cho tất cả các dạng bài. Tuy nhiên, giáo viên không mở quá xa mà sử dụng ngữ liệu theo từng dạng chủ đề như: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước…, tránh gây bất ngờ, gây sốc cho học sinh. Trước khi chấm bài, thầy cô trong tổ chuyên môn phải thảo luận, xây dựng đáp án, ba - rem điểm, trong đó tôn trọng sự sáng tạo của học sinh. Có những bài, học sinh có góc nhìn, quan điểm khác biệt, thầy cô phải đưa ra chấm chung. Tuy nhiên, mỗi trường học có thể có cách làm khác nhau, có nơi giáo viên thừa nhận, bài kiểm tra trên lớp phụ thuộc quan điểm của giáo viên đứng lớp rất nhiều. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học Ngữ văn của học sinh.

“Bộ GD&ĐT cần có chỉ đạo, quản lí về chuyên môn với các kì thi khác nhau ở bậc phổ thông. Bộ không nên “ôm” tất cả các kì thi, nhưng không có nghĩa là buông quản lí nhà nước về chuyên môn và chất lượng dạy học. Những kì thi từ học sinh giỏi các khối lớp đến thi vào lớp 10 của các địa phương cần phân cấp, nhưng về chuyên môn không thể mỗi địa phương ra đề mỗi kiểu và yêu cầu rất khác nhau, bất chấp chuẩn chương trình, thậm chí không liên quan gì đến chương trình, người ra đề thích gì ra nấy; nhân danh ra đề cho học sinh giỏi và đề mở để thả sức bay bổng, thoát li đến mù mịt... Nhiều đề thi lạ đến mức khó hiểu, đánh đố học sinh, để lại dư âm, dư luận không tốt”.

PGS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình GDPT mới Bộ môn Ngữ văn

Cô Phạm Thái Lê cho rằng, đổi mới kiểm tra, thi cử đòi hỏi người chấm và xây dựng đáp án, biểu điểm phải hình dung được hết cách giải quyết của học sinh thay vì áp quan điểm người lớn vào bài và yêu cầu các em đạt được. Để làm được điều này, cần có sự đồng bộ trong quan điểm từ chỉ đạo đến triển khai, tránh có sự vênh lệch quá lớn, nhất là đối với các kỳ thi quan trọng.

Cô Lê đề xuất, đối với các kỳ thi quan trọng, cần thay đổi cấu trúc đề, cơ cấu điểm trong bài thi. Trong đó, về cấu trúc đề, phần nghị luận xã hội chiếm ít nhất 5 điểm. Phần nghị luận văn học nhiều nhất 5 điểm, trong đó điểm đọc hiểu ít hơn (chỉ khoảng 2 điểm) và bài viết nhiều hơn (khoảng 3 điểm). Về cách chấm bài, với bài nghị luận văn học, nếu đáp án có 5 ý, học sinh làm được 2 ý thì chấm điểm tối đa (của quỹ điểm nội dung câu đó). Cô nhấn mạnh việc không được đòi hỏi trò làm đủ ý của thầy mới cho điểm tối đa.

“Phần viết của cả hai dạng bài, cần chú trọng chấm về cách dùng từ ngữ, cách đặt câu, cách lập luận, cách tổ chức văn bản và sắp xếp ý. Tức là tập trung đánh giá năng lực biểu đạt, cái đích của dạy và học Ngữ văn trong nhà trường. Áp dụng 2 điều trên vào việc ra đề, chấm thi thì mục tiêu của chương trình 2018 mới thực sự hiệu quả”, cô Lê nói.

Có thể bạn quan tâm
Xây dựng nông thôn mới nâng cao, đời sống nông thôn thay đổi vượt bậc

Xây dựng nông thôn mới nâng cao, đời sống nông thôn thay đổi vượt bậc

05:50 26/12/2023

Chia sẻ với VTC News, ông Phan Cao Lạc, Chủ tịch UBND xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội cho biết, căn cứ quyết định 3098/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 của UBND thành phố về ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao và hướng dẫn số 227/HD-SNN ngày 18/10/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng đến phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 -...

Nhóm Hồi giáo Thái Lan nhận công giải cứu con tin

Nhóm Hồi giáo Thái Lan nhận công giải cứu con tin

16:20 27/11/2023

Một nhóm Hồi giáo Thái Lan nói rằng nhờ nhóm này trao đổi trực tiếp với Hamas đã giúp thả các con tin Thái Lan, không phải do công của Bộ Ngoại giao Thái và các bên đàm phán khác như các bản tin đã đưa.

Nga nói chặn được cuộc tấn công tên lửa của Ukraine vào Crimea

Nga nói chặn được cuộc tấn công tên lửa của Ukraine vào Crimea

11:30 13/09/2023

Thống đốc Sevastopol, ông Mikhail Razvozhayev, nói rằng Ukraine đã tấn công bằng tên lửa vào thành phố này trên bán đảo Crimea vào sáng sớm nay 13-9. Đây là nơi đóng quân của Hạm đội Biển Đen.

Tòa án hiến pháp Pháp bác yêu cầu trưng cầu dân ý về cải cách hưu trí

Tòa án hiến pháp Pháp bác yêu cầu trưng cầu dân ý về cải cách hưu trí

13:00 04/05/2023

Hội đồng Hiến pháp của Pháp đã bác đề xuất của khoảng 250 nghị sỹ thuộc phe cánh tả đề nghị trưng cầu ý dân với lý do không đáp ứng được các tiêu chí cần thiết để tổ chức một cuộc trưng cầu này.

Hành trình truy bắt đối tượng trộm cắp, luôn thủ 'hàng nóng' để chống trả

Hành trình truy bắt đối tượng trộm cắp, luôn thủ 'hàng nóng' để chống trả

20:40 16/01/2024

Đối tượng Lý Văn Vũ có nhiều tiền án, tiền sự, gây án tại nhiều nơi, là đối tượng Công an TP Yên Bái đang truy tìm để điều tra về việc gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn Yên Bái.

Tập trận xong, 35 chiến hạm, máy bay Trung Quốc vẫn hoạt động quanh đảo Đài Loan

Tập trận xong, 35 chiến hạm, máy bay Trung Quốc vẫn hoạt động quanh đảo Đài Loan

22:00 11/04/2023

Các máy bay quân sự và tàu chiến Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động quanh đảo Đài Loan dù trước đó Bắc Kinh tuyên bố đợt tập trận răn đe đã kết thúc.

Lãnh đạo Chechnya đoán thời gian xung đột Nga - Ukraine kết thúc

Lãnh đạo Chechnya đoán thời gian xung đột Nga - Ukraine kết thúc

17:40 14/12/2023

Ông Ramzan Kadyrov, lãnh đạo Cộng hòa Chechnya thuộc Nga, cho rằng Ukraine sẽ sớm cạn kiệt các nguồn lực cần thiết phục vụ cuộc chiến.

Sự cố thi tốt nghiệp THPT tại TPHCM: Cán bộ coi thi ký nhầm, thí sinh mất oan 10 phút làm bài Ngữ Văn

Sự cố thi tốt nghiệp THPT tại TPHCM: Cán bộ coi thi ký nhầm, thí sinh mất oan 10 phút làm bài Ngữ Văn

22:50 30/06/2024

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, sự việc cán bộ coi thi một điểm thi tại TPHCM ký nhầm ô khiến nhiều thí sinh bị ảnh hưởng tâm lý và mất thời gian làm bài thi Ngữ Văn.

Myanmar: Lực lượng nổi dậy đánh chiếm thị trấn nằm giữa Naypyidaw và Yangon

Myanmar: Lực lượng nổi dậy đánh chiếm thị trấn nằm giữa Naypyidaw và Yangon

14:30 05/12/2023

Nếu thất thủ, Mone sẽ là thị trấn đầu tiên nằm giữa hai trung tâm chính trị của chính quyền quân sự Myanmar bị lực lượng nổi dậy chiếm giữ.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới