Loay hoay không thể tìm được việc làm, hàng chục nghìn thanh niên Trung Quốc đã lựa chọn ở nhà phụ giúp cha mẹ công việc nhà và "nhận lương" từ bậc sinh thành.
Sau khi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế để phòng dịch Covid-19, nền kinh tế Trung Quốc đứng trước nhiều khó khăn, thách thức khi chi tiêu tiêu dùng trong nước trở nên ảm đạm, sản lượng các ngành công nghiệp suy giảm, thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng... khiến tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt ở người trẻ tăng vọt.
Theo báo cáo của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi từ 16 đến 24 đã tăng kỷ lục 21,3% vào tháng 6/2023, chiếm hơn 1/5 lực lượng lao động trẻ ở nước này.
Không chỉ 'nằm yên' buông xuôi, giới trẻ Trung Quốc rộ lối sống 'làm con toàn thời gian' |
Tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ Trung Quốc đang có xu hướng gia tăng. (Nguồn: CNN) |
Loay hoay không thể tìm được việc làm, hàng chục nghìn thanh niên Trung Quốc đã lựa chọn ở nhà phụ giúp cha mẹ công việc nhà và "nhận lương" từ bậc sinh thành. Thời gian gần đây, hashtag #FullTimeChildren (Làm con toàn thời gian) đang trở thành xu hướng lên ngôi trên các nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc.
Có khoảng 4.000 thành viên đã tham diễn đàn "Làm con toàn thời gian" trên mạng xã hội Douban của quốc gia Đông Bắc Á và hơn 40.000 bài đăng với hashtag #làm con trai, con gái toàn thời gian trên nền tảng chia sẻ lối sống phổ biến nhất Xiaohongshu.
Trong thời gian thất nghiệp, một số bạn trẻ đã lựa chọn lối sống này nhằm trốn tránh áp lực công việc và giảm thiểu các chi phí sinh hoạt.
Tin liên quan |
Trung Quốc: Nỗi đau thất nghiệp đe doạ nền kinh tế, sinh viên mới tốt nghiệp đứng trước tương lai mịt mờ Trung Quốc: Nỗi đau thất nghiệp đe doạ nền kinh tế, sinh viên mới tốt nghiệp đứng trước tương lai mịt mờ |
Lisky Li, 21 tuổi, đã lựa chọn từ bỏ công việc là một nhiếp ảnh gia để "làm con toàn thời gian" và được cha mẹ mình trả thù lao 6.000 NDT (khoảng 835 USD) mỗi tháng. Đây cũng là mức thu nhập trung bình ở Trung Quốc.
Công việc hằng ngày của Li là đi chợ và chăm sóc người bà bị mắc chứng sa sút trí tuệ (dementia) tại nhà.
Li chia sẻ: “Tôi chọn ở nhà vì không chịu được áp lực đi học hay đi làm. Tôi hoàn toàn không muốn cạnh tranh với các bạn đồng trang lứa. Vì thế tôi lựa chọn ‘nằm yên’ hoàn toàn.
Tôi cũng không nhất thiết cần phải có một công việc lương cao hơn hay một cuộc sống ổn định hơn. Tôi tự tin bản thân không khác gì một người trẻ có việc làm khác".
Không riêng gì Li, ngày càng có nhiều người trẻ ở Trung Quốc theo đuổi lối sống này. Xu hướng “nằm yên” (lying flat) hoặc “hãy để mục nát” (let it rot) đang dần trở nên phổ biến, khuyến khích giới trẻ bày tỏ sự thất vọng và cảm xúc mệt mỏi của bản thân trước những áp lực của cuộc sống.
Trên nhiều trang mạng xã hội lan truyền phổ biến những bức ảnh cho thấy sinh viên nằm ườn trên mặt đất trong bộ đồ tốt nghiệp với vẻ mặt chán nản.
Theo SCMP, hầu hết những người trẻ tuổi và các bậc phụ huynh đều xem lối sống này như một giải pháp tạm thời khi không còn lựa chọn khả quan nào khác.
Tiếp theo các xu hướng "nằm yên" và "hãy để mục nát", các nhà kinh tế lo ngại xu hướng “làm con toàn thời gian” của giới trẻ Trung Quốc có thể tiếp tục dẫn đến một vòng luẩn quẩn thất nghiệp, cản trở họ hòa nhập xã hội và đón nhận những triển vọng công việc tương lai.
George Magnus, cộng tác viên nghiên cứu tại Đại học Oxford và Đại học SOAS ở thủ đô London (Anh), cho biết, đây không phải là hướng đi khả thi cho tình trạng thất nghiệp và vấn đề việc làm tại Trung Quốc.
Chuyên gia này nhận định: “Đó chỉ có thể là giải pháp ngắn hạn, tạm thời để người trẻ có được nơi ở, việc làm và thu nhập. Nhưng nếu không gia nhập thị trường lao động để trang bị kỹ năng và tìm kiếm môi trường tốt hơn, người trẻ có thể bị tụt hậu và gặp cảnh thất nghiệp sau này do không được làm việc trong thời gian dài hoặc thiếu hụt các kỹ năng, mai một các kiến thức đã được đào tạo trên ghế nhà trường".
Việc gắn chíp và đăng ký chăn nuôi chó mèo với địa phương sẽ giúp giám sát dịch bệnh, dự trù vắc xin và góp phần duy trì thành công TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật.
4 thuộc cấp của ông Nguyễn Quang Tuấn bị truy tố cùng tội danh gồm: Bà Hoàng Thị Ngọc Hưởng, cựu Phó giám đốc; Nguyễn Thị Dung Hạnh, cựu Kế toán trưởng; Đoàn Trọng Bình và Nghiêm Tuấn Linh, cùng là cựu Phó phòng phụ trách Phòng Vật tư. Nhóm 7 bị cáo còn lại gồm các cựu lãnh đạo, nhân viên của Công ty Kim Hòa Phát, Công ty Cổ phần Đầu tư và định giá AIC, Công ty Hoàng Nga. Kiến ThứcCựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội sắp hầu tòa1 Ông Nguyễn Quang...
TIN NÓNG ngày 10/3: Tạm giữ gã đàn ông khoan tường để nhìn trộm phòng tắm nhà hàng xóm; Bàng hoàng phát hiện bé trai sơ sinh đã tử vong trong bao tải; Bắt tạm giam 2 cán bộ CDC Ninh Thuận liên quan vụ án Việt Á;...
Ông Nguyễn Văn Mường - phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang, ông Lê Minh Trung - trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang, bị kỷ luật cảnh cáo vì có nhiều sai phạm.
Hà Nội - Hơn 10 thanh thiếu niên, đa phần đều bỏ học, có cả học sinh, sinh viên mang theo vỏ chai bia đi tìm đối thủ đánh nhau,...
Chiều 26/3, tại khu vực phao số 0 biển Vũng Tàu, tàu Kiểm ngư KN 999 BV phát hiện và bắt quả tang bốn tàu cá hành nghề lưới kéo đang đánh bắt sai vùng biển cho phép.
Hà Tĩnh - Kiểm tra vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMT) và mỏ vật liệu xây dựng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải chỉ đạo...
TP Hồ Chí Minh – Trước đề xuất thí điểm 200 xe điện 4 bánh chở khách ở trung tâm, lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị nghiên...
Trước thông tin bão số 6 (Trà Mi) sắp đổ bộ, ngư dân tại âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) khẩn trương neo đậu tàu thuyền và chuẩn bị phương án tránh bão.