Không bao giờ ủng hộ hút thuốc, nhưng giải pháp nào cho người không thể cai?

08:30 20/02/2023

Tại Việt Nam, thời gian gần đây có nhiều thông tin cảnh báo về các ca ngộ độc ma túy ở thanh thiếu niên liên quan đến việc sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT) nhập lậu.

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP.HCM - Ảnh: D.K

Được biết, các trường hợp ngộ độc được đề cập đều liên quan đến loại TLĐT dùng một lần (Disposable e-cigarette) hoặc TLĐT hệ mở (open system). Với TLĐT hệ mở, người dùng có thể tuỳ ý pha thêm tinh dầu, thậm chí chất cấm vào để sử dụng, vốn không thể thực hiện được đối với thuốc lá làm nóng (TLLN) hoặc TLĐT hệ đóng (closed system).

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP.HCM - đã có chia sẻ về vấn đề này.

Từ góc nhìn y tế

Hơn 30 năm làm việc ở chuyên ngành hô hấp, tôi chứng kiến khá nhiều bệnh nhân COPD và các bệnh phổi khác gây ra bởi hút thuốc lá nhưng họ không thể cai được, dù lúc nào sau khi thăm khám và chẩn đoán mắc bệnh, điều đầu tiên tôi làm là khuyên bệnh nhân cai thuốc lá.

Cai thuốc lá là biện pháp điều trị không dùng thuốc rất rất quan trọng vì mang lại nhiều lợi ích: khi ngưng thuốc lá bệnh nhân sẽ thấy dễ thở hơn, điều trị thuốc sẽ có hiệu quả hơn rõ do khói thuốc lá không còn tác động trực tiếp vào đường thở bị bệnh do chính khói thuốc lá. Về lâu dài, cai thuốc lá sẽ giảm được đợt cấp, làm chậm lại sự suy giảm nhanh của chức năng phổi, nhất là những người COPD trong giai đoạn đầu (thường chức năng phổi của họ giảm rất nhanh nếu tiếp tục hút thuốc).

Ngoài ra, người chưa bị COPD hay ung thư phổi nhưng có nguy cơ cao sẽ có nguy cơ nếu như tiếp tục hút thuốc lá, như người trong giai đoạn tiền COPD hay trong gia đình có người COPD hay ung thư…

Tôi khuyên bệnh nhân mình bỏ hút thuốc và gửi họ đến trung tâm tư vấn cai thuốc lá. Có những bệnh nhân lúc đầu tuân thủ tốt, nhưng sau đó vẫn tái hút lại vì nghiện. Cũng có những bệnh nhân… trốn luôn bác sĩ không dám quay lại tái khám vì sợ bác sỹ la rầy, cho đến khi bệnh trở nặng mới quay lại tìm để chữa bệnh.

Hầu hết các bệnh nhân đều nói với tôi là rất khó cai thuốc lá, hoặc có người lạc quan tếu, "thưa bác, tôi đã bỏ được… 10 lần rồi".

Có hai yếu tố làm người ta lệ thuộc vào thuốc lá: lệ thuộc chất nicotine, và lệ thuộc tâm lý là do nghiện hành vi cầm, nắm, hút, rít điếu thuốc, hoặc do áp lực cuộc sống cũng là thứ khiến họ khó bỏ thuốc lá.

Trong thực tế, các biện pháp giúp cai thuốc lá là một biện pháp cực kỳ quan trọng đối với ngành y tế và luôn được ưu tiên hàng đầu nhất là những người đã bị bệnh do thuốc lá. Để cai thuốc thành công, tôi cho rằng cần có sự tuyên truyền, giáo dục lặp đi lặp lại một cách có hệ thống, kiên trì bền bỉ thường xuyên. Không chỉ người hút thuốc mà những người thân trong gia đình cũng phải được tư vấn các biện pháp cai thuốc để họ động viên, khích lệ trở lại người thân cai thuốc lá.

Biện pháp giảm hại, nên không?

Tôi không bao giờ ủng hộ hút thuốc lá, nhưng với những người không cai được thuốc lá, nên chăng có nhiều hơn một lựa chọn.

Trong y khoa hay cuộc sống, cách tiếp cận giảm tác hại gần như là được áp dụng đối với mọi loại bệnh, không phải chỉ liên quan tới COPD, tim mạch hay ung thư phổi. Giảm tác hại dĩ nhiên là vẫn chưa triệt tiêu được hết các yếu tố gây hại, nhưng trong tình thế thì chúng ta cần áp dụng để cung cấp giải pháp thay thế. Nguyên lý của các giải pháp này chính là triệt tiêu phản ứng đốt cháy trong sản phẩm, hàm lượng các chất độc hại sản sinh qua quá trình đốt cháy có giảm.

Bất kỳ phương pháp thay thế nào cũng có thể có mặt trái. Do đó, điều cần làm vẫn là giáo dục thay vì cấm đoán. Càng cấm là càng thất bại trong quản lý, đó là bài học thuộc lòng từ xưa tới nay. Chỉ cần định hướng rõ ràng chúng ta có thể vận dụng linh hoạt và có thể học hỏi những cái lợi/hại mang lại của biện pháp giảm tác hại từ các nước đã đi trước.

Từ thực tiễn và kinh nghiệm, tôi thấy rằng nếu bệnh nhân COPD hay tim mạch, ung thư mà ngưng được thuốc lá thì sẽ rất tốt, và luôn là biện pháp ưu tiên hàng đầu. Nhưng nếu không thể cai, có thể cân nhắc chuyển họ sang giải pháp giảm tác hại. Đó sẽ là một cách tiếp cận hợp lý về mặt y khoa, vì sức khỏe của bệnh nhân và lớn hơn là lợi ích của cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm
Bộ Y tế điều động tiếp một lãnh đạo kiêm nhiệm phụ trách bệnh viện

Bộ Y tế điều động tiếp một lãnh đạo kiêm nhiệm phụ trách bệnh viện

09:20 30/09/2023

Ông Đinh Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế, vừa được điều động kiêm nhiệm phụ trách Bệnh viện Phụ sản trung ương.

Hơn 1.000 bác sĩ Hàn Quốc bị điều tra nhận vật phẩm, tiền của hãng dược để kê đơn

Hơn 1.000 bác sĩ Hàn Quốc bị điều tra nhận vật phẩm, tiền của hãng dược để kê đơn

05:10 18/06/2024

Các bác sĩ bị nghi ngờ nhận hối lộ của công ty dược phẩm Korean Drug Co. để kê đơn các loại thuốc của công ty cho bệnh nhân. Đến nay đã có 14 bác sĩ bị bắt.

Chủ quan vết thương nhỏ, nhập viện thở máy do uốn ván

Chủ quan vết thương nhỏ, nhập viện thở máy do uốn ván

13:20 30/08/2023

Chủ quan với những vết thương nhỏ, nhiều bệnh nhân đã phải nhập viện thở máy do bị uốn ván 'tấn công', đặc biệt là những người lao động tay chân.

Bé gái bị ngưng tim 60 phút được Bệnh viện Nhi đồng 1 cứu sống ngoạn mục

Bé gái bị ngưng tim 60 phút được Bệnh viện Nhi đồng 1 cứu sống ngoạn mục

23:40 04/07/2024

Bé gái này đã bị ngưng tim 60 phút. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM vừa cấp cứu ngưng tim, vừa đặt ECMO cứu sống bé ngoạn mục mà không để lại di chứng.

Chi trả Bảo hiểm y tế ở TP.HCM lên gần 1.000 tỉ đồng trong 4 tháng

Chi trả Bảo hiểm y tế ở TP.HCM lên gần 1.000 tỉ đồng trong 4 tháng

05:10 12/05/2024

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024, chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM đã gia tăng nhanh chóng, lên mức 960 tỉ đồng. Tại sao?

Bệnh nhân nặng nhất vụ cháy chung cư xuất viện

Bệnh nhân nặng nhất vụ cháy chung cư xuất viện

16:30 06/11/2023

Thiếu tá quân đội Nguyễn Văn Chương, nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini ở Thanh Xuân, vừa được xuất viện, được cho là hồi phục 'thần kỳ'.

Thiếu thuốc, thiết bị y tế 'cục bộ': Đấu thầu vẫn khó khăn

Thiếu thuốc, thiết bị y tế 'cục bộ': Đấu thầu vẫn khó khăn

10:20 15/07/2024

Lãnh đạo các bệnh viện cho biết công tác đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế đã thuận lợi hơn nhưng vẫn có những khó khăn, đặc biệt là trượt thầu.

Tin tức sáng 14-5: TP.HCM yêu cầu người đứng đầu chịu trách nhiệm nếu để lấn chiếm vỉa hè

Tin tức sáng 14-5: TP.HCM yêu cầu người đứng đầu chịu trách nhiệm nếu để lấn chiếm vỉa hè

07:00 14/05/2023

Tin tức đáng chú ý: Sau nhiều ngày tăng liên tiếp, từ một tuần trở lại đây ca mắc COVID-19 có xu hướng giảm rõ rệt; Phạt nặng tài xế uống bia; không nhường xe ưu tiên; TP.HCM yêu cầu người đứng đầu chịu trách nhiệm nếu để lấn chiếm vỉa hè...

Ebola: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

Ebola: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

06:30 06/05/2024

Tóm tắt Nhiễm virus chết người do virus ebola gây ra, dẫn đến chảy máu bên trong và bên ngoài sâu và cuối cùng dẫn đến suy nội tạng. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các triệu chứng nhiễm vi-rút ebola thường được ghi nhận trong khoảng 2 -21 ngà...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới