Các bị cáo trong vụ kiện bao gồm hai nhà sản xuất thuốc, Bộ Y tế, Bộ Tài chính Indonesia, Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM) - SCMP đưa tin.
Khi Mohammad Naufal Rizki Mustofa - con trai của Tia Rizki - bị sốt nhẹ và ho vào tháng 8 năm ngoái, cô cho rằng không có gì nghiêm trọng.
Rizki, 27 tuổi, làm y tá ở Bekasi, một thị trấn vệ tinh của thủ đô Jakarta của Indonesia, đã đưa con đến phòng khám địa phương và được bác sĩ kê đơn paracetamol dạng siro.
Trong vài tuần tiếp theo, Mustofa dường như đã hồi phục, mặc dù thỉnh thoảng vẫn sốt, và Rizki tiếp tục cho con uống thêm siro paracetamol. Khoảng một tháng sau, vào ngày 2.9, Mustofa đột nhiên la hét trong đau đớn. Cậu bé không đi tiểu được từ đêm hôm trước và đau bụng.
Đến ngày hôm sau, Mustofa vẫn chưa đi tiểu được nên Rizki đưa con đến bệnh viện địa phương. Kết quả chụp cắt lớp bụng cho thấy Mustofa đang bị suy thận. Ngày 8.9, bệnh viện cho biết Mustofa sẽ phải chạy thận nhân tạo.
“Ngày 9.9, con tôi bất tỉnh và được đặt máy thở. Kể từ đó, tôi không còn nói chuyện với con hoặc thấy con tỉnh táo trở lại nữa” - Rizki nói.
Mustofa qua đời vào ngày 26.9 sau 6 lần điều trị lọc máu.
Vào tháng 10, Rizki biết được qua báo chí về những đứa trẻ khác cũng chết vì suy thận sau khi uống siro ho và paracetamol lỏng bị nghi nhiễm độc. Cô cũng phát hiện ra rằng một số phụ huynh đang lên kế hoạch khởi kiện tập thể dưới sự hướng dẫn của luật sư Awan Puryadi.
“Các vụ kiện bắt đầu vào tháng 9 và tiếp tục kéo dài sang tháng 10 và tháng 11. Tất cả các gia đình liên quan đã được kê đơn thuốc do cùng một công ty sản xuất, và những đứa trẻ gặp vấn đề về tiểu tiện và cần được lọc máu, nhưng bị suy nội tạng nghiêm trọng ngay sau đó” - luật sư Awan nói.
Theo Mohammad Syahril, phát ngôn viên của Bộ Y tế Indonesia, tính đến cuối tháng 10.2022, đã có hơn 260 trường hợp suy thận cấp được ghi nhận và khoảng 157 bệnh nhân đã tử vong.
Bộ Y tế tiến hành điều tra và phát hiện ra một loạt siro ho và hạ sốt do hai công ty ở Indonesia sản xuất đã bị nhiễm các hóa chất bao gồm ethylene glycol, diethylene glycol và ethylene glycol butyl ether - những chất thường được sử dụng nhất trong dung dịch chống đông và phanh, và không dành cho con người.
Theo Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM), các sản phẩm bị nhiễm độc bao gồm thuốc hạ sốt Termorex Syrup, Unibebi Fever Syrup và Unibebi Fever Drops, cũng như thuốc ho Unibebi Cough Syrup và Flurin DMP Syrup.
Luật sư Awan đang giúp 25 gia đình kiện một loạt bị cáo trong vụ án dân sự. Trong số các gia đình này, 19 người con của họ đã chết vì suy thận cấp và 6 người bị tàn tật suốt đời.
Các bị cáo bao gồm hai nhà sản xuất thuốc - PT Afi Farma, có trụ sở tại Đông Java và PT Universal Pharmaceutical Industries có trụ sở tại Medan - cũng như Bộ Y tế, BPOM và Bộ Tài chính. Vụ kiện cũng liệt kê năm nhà cung cấp thuốc nhiễm độc là bị cáo.
“Các nguyên đơn đang yêu cầu bồi thường cho các nạn nhân: 197.000 USD cho mỗi nạn nhân tử vong và 131.000 USD cho mỗi nạn nhân bị tàn tật. Điều đó cho thấy, không số tiền nào có thể đền bù thỏa đáng cho họ” - luật sư Awan nói.
Theo Awan, trong khi các nhà sản xuất cẩu thả trong việc sử dụng các hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm của họ, thì BPOM cũng cẩu thả trong việc không đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Ông nói: “Họ nói không có các giao thức và không có tiêu chuẩn chung để đảm bảo rằng các sản phẩm được an toàn, điều này thật nực cười. Cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều có các tiêu chuẩn và BPOM lẽ ra nên áp dụng từ những năm trước”.
Tulus Abadi, Chủ tịch Tổ chức Người tiêu dùng Indonesia (YLKI), cho biết các bên liên quan cần phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra, đặc biệt là BPOM và chính phủ.
“Tất cả người tiêu dùng ở Indonesia đều được bảo vệ bởi Luật Bảo vệ Người tiêu dùng năm 1999. Luật này đảm bảo cho người tiêu dùng quyền tiêu dùng sản phẩm một cách an toàn và được cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác về sản phẩm họ tiêu dùng” - Tulus nói.
BPOM và chính phủ Indonesia vẫn chưa bình luận công khai. Cả PT Afi Farma và PT Universal Pharmaceutical Industries đều từ chối bình luận.
Phiên tòa xét xử ở Indonesia bắt đầu vào ngày 17.1, phiên tòa tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 28.2 tại Jakarta.
Rizki - người đang mang thai con gái 8 tháng khi Mustofa qua đời - cho biết bất kể kết quả vụ kiện ra sao, con trai cô đã ra đi mãi mãi. "Bồi thường thì có nghĩa lý gì. Chỉ cần trả lại con trai tôi, không phải tiền” - cô nói.
Thanh niên ở tỉnh Đồng Tháp lên mạng xã hội mua trang phục cùng nhiều vật dụng có liên quan đến Công an nhân dân rồi đi nhiều nơi để 'ra oai'.
Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết nam bệnh nhân sinh năm 1969, trú tại tỉnh Bình Dương được chuyển đến Khoa ngày 17/4 trong tình trạng bệnh nặng phải thở máy.
Chiều 30/9, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) đã ra quyết định khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối với Hoàng Văn Tính (37 tuổi, ngụ xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) - tài xế xe khách Thành Bưởi để điều tra về hành vi 'vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ'. Điều tra ban đầu, khoảng 2h30 ngày 30/9, tài xế Hoàng Văn Tính điều khiển xe khách Thành Bưởi giường nằm biển số 50F-004.83,...
Ngày 10.1, Ban Giám đốc Công an TPHCM đã biểu dương và khen thưởng các lực lượng truy bắt nghi phạm trong vụ án “Giết người, cướp tài sản” xảy...
Hà Tĩnh - Sau khi uống rượu về, đối tượng Dương Danh H (37 tuổi, trú tại thôn Đồng Bàu, xã Cẩm Thành) đã châm lửa đốt nhà mà mình...
Lô Thị My gọi điện cho anh trai ở quê nhà, rủ tìm phụ nữ đưa sang Trung Quốc bán với giá 200 triệu đồng.
Mới đây, một nhóm học sinh lớp 7 ở Tuyên Quang đã cùng dồn ép cô giáo vào góc lớp, ném dép vào người cô gây rúng động xã hội.
TP Hồ Chí Minh - Việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án Metro số 2 được thực hiện trong khoảng thời gian 20 tháng,...
Ngày 18/2, đại diện đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 (Đội 2, Cục CSGT, Bộ Công an) cho biết, đơn vị đã ra quyết định xử phạt nữ tài xế vừa lái ô tô vừa dùng điện thoại để quay TikTok. Kiến ThứcHình ảnh trong đoạn clip nữ tài xế đăng tải lên Tiktok.1 Theo đó, ngày 10/2, đoạn clip ghi lại cảnh nữ tài xế ô tô nhãn hiệu Mercedes vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại gây nguy hiểm cho người tham giao thông được đăng tải trên mạng...