Ngày 5-2 (mùng 8 tháng giêng), lễ hội chùa Ông lần 10 năm 2025 đã bắt đầu với nghi lễ thỉnh hàm thư.
Ông Huỳnh Hữu Nghĩa, quyền trưởng ban trị sự Thất phủ Cổ Miếu, cho biết nghi lễ thỉnh hàm thư (gửi thư mời) được thực hiện sau khi lễ hội chùa Ông được khôi phục vào năm 2013.
Nghi thức này thể hiện tinh thần tôn trọng các bậc tiền hiền khai hoang mở cõi (lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, đức ông Trần Thượng Xuyên…) và sự đoàn kết trong thực hành nghi thức tín ngưỡng dân gian.
Cũng theo ông Nghĩa, lễ hội chùa Ông năm nay kéo dài trong 6 ngày, từ ngày 5 đến 10-2 (mùng 8 đến 13 tháng giêng), hơn năm trước 1 ngày. Lễ hội chính thức khai mạc vào tối 7-2 (mùng 10 tháng giêng).
Ngoài nghi lễ thỉnh thư hàm, lễ hội chùa Ông còn có nhiều hoạt động sôi động như lễ nghinh thần, giao lưu thư pháp Việt - Hoa, biểu diễn lân sư rồng - võ thuật, trò chơi dân gian, giao lưu đờn ca tài tử, lễ cầu an, thả hoa đăng…
Điểm khác biệt của lễ hội năm nay là lễ nghinh thần không xuất du bằng đường sông như mọi năm mà chỉ xuất du bằng đường bộ với khoảng 8km qua nhiều tuyến đường quanh chợ Biên Hòa.
Ngoài ra, ban tổ chức cũng phát động cuộc thi sáng tạo ảnh đẹp, video clip về thành phố Biên Hòa với điểm nhấn là những khoảnh khắc sinh động về thiên nhiên, công trình kiến trúc, các sản phẩm làng nghề, danh lam thắng cảnh, lễ hội đặc trưng của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Để lễ hội diễn ra an toàn, ban tổ chức sẽ phối hợp phối hợp các đơn vị bố trí lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông. Tổ chức người thu gom hoa đăng sau ở hạ nguồn gần khu vực cầu Đồng Nai nhằm đảm bảo môi trường.
Theo ban tổ chức, lễ hội chùa Ông được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của cộng đồng, từng bước hình thành sản phẩm du lịch văn hóa ở địa phương.
Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng các dân tộc ở Đồng Nai về bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc; tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, vui chơi giải trí lành mạnh của người dân.
Những năm trước đây, lễ hội chùa Ông do cộng đồng người Hoa tổ chức, nhưng năm nay lễ hội giao thoa văn hóa Hoa - Việt. Các hoạt động lễ hội vừa mang nét truyền thống của người Hoa vừa mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt.
Chùa Ông (còn gọi Thất phủ Cổ Miếu) được xây dựng năm 1684 tại cù lao Phố, nay là phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tiếp giáp sông Đồng Nai.
Đây là ngôi chùa có niên đại sớm nhất ở Nam Bộ, đánh dấu mốc lịch sử quá trình chung sống của cộng đồng người Việt và người Hoa trong công cuộc khẩn hoang, lập nghiệp, bảo vệ vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.
Tháng 11-2023, lễ hội chùa Ông được Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Người đàn ông 59 tuổi ở tỉnh Fukuoka bị bắt sau khi lấy vỏ chuối đập vào đầu vợ.
Tại lễ khai mạc, du khách thập phương đã được chiêm ngưỡng bức tranh bằng lúa do chính bàn tay các nghệ nhân và nhân dân địa phương tạo nên với chủ đề 'Lý ngư vọng nguyệt'
Hang động Chua Po, thuộc xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa ( Điện Biên ) ở độ cao trên 1.500m vừa được xếp hạng di tích về danh lam...
Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước đã yêu cầu công ty bảo vệ chấm dứt hợp đồng với 3 bảo vệ gây khó dễ với xe chở bệnh thiện nguyện.
Nghe dì nói tiếng Quảng Nam mà tưởng đâu là ngôn ngữ mới, cần phải có bằng cấp mới có thể nghe hiểu được.
30 phút sau khi ăn cá nóc, bốn ngư dân huyện Núi Thành bị đau đầu, nôn ói, tê lưỡi, được chẩn đoán ngộ độc.
Giảng viên vô điểm 9, sinh viên nhắn tin cho giảng viên nói rằng điểm bị vô nhầm và nói điểm thực của mình để giảng viên điều chỉnh.
Tàu cao tốc đi từ đất liền ra Nam Du (huyện Kiên Hải, Kiên Giang) tạm ngưng chạy hai ngày liền do thời tiết xấu. Doanh nghiệp địa phương hỗ trợ giảm 30-50% tiền phòng cho du khách.
Biết tin chung cư mini tại quận Cầu Giấy của con gái bị gắn biển 'nơi ở không đảm bảo quy định phòng cháy chữa cháy', anh Đức Hải như ngồi trên đống lửa.