ECOWAS kêu gọi "hòa giải" với Burkina Faso, Mali và Niger, sau khi chính quyền quân sự ba quốc gia châu Phi này muốn rời khỏi khối.
"Lựa chọn rời Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) của ba quốc gia sẽ không chỉ mang đến khó khăn cho người dân mà còn làm xói mòn nỗ lực hội nhập khu vực", Chủ tịch Hội đồng An ninh và Hòa giải ECOWAS Yusuf Tuggar nói ngày 9/2, nhắc đến Burkina Faso, Mali và Niger.
ECOWAS kêu gọi Burkina Faso, Mali và Niger "ưu tiên đối thoại và hòa giải", thêm rằng khối "đã nhấn mạnh sự cần thiết của ngoại giao và đoàn kết khi đối mặt với các thách thức tại khu vực".
Bình luận đưa ra sau cuộc họp của ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên ECOWAS, bắt đầu hôm 8/2, để thảo luận về việc chính quyền quân sự Burkina Faso, Mali và Niger cuối tháng 1 quyết định rời khối. Đại diện ba nước này không dự cuộc họp.
Burkina Faso, Mali và Niger muốn rời ECOWAS ngay lập tức, trong khi quy định khối yêu cầu quốc gia thành viên cần thông báo trước một năm. Chủ tịch Ủy ban ECOWAS Omar Touray mô tả quyết định của chính quyền quân sự ba nước là "hấp tấp".
ECOWAS thành lập năm 1975 gồm 15 nước Cape Verde, Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Liberia, Mali, Senegal, Sierra Leone, Benin, Burkina Faso, Ghana, Bờ biển Ngà, Niger, Nigeria và Togo. Niger, Mali và Burkina Faso nằm trong số các thành viên sáng lập khối.
Niger, Burkina Faso và Mali lần lượt xảy ra đảo chính hồi tháng 7/2023, năm 2022 và năm 2020. Ba nước đều phải đối mặt tình trạng đói nghèo và bạo lực liên quan các nhóm cực đoan. ECOWAS đã đình chỉ tư cách thành viên với ba nước sau cuộc đảo chính.
Niger, Burkina Faso và Mali gần đây đã củng cố lập trường và thiết lập "Liên minh các quốc gia vùng Sahel". Lãnh đạo quân đội Mali, Burkina Faso và Niger hồi tháng 9 đã ký thỏa thuận phòng thủ chung, cam kết hỗ trợ lẫn nhau nếu một thành viên bị tấn công.
Như Tâm (Theo AFP, CNN)
Nhà Trắng mời các phi công B-2 và người thân tới dự cuộc picnic ở Bãi cỏ phía Nam nhân dịp Quốc khánh Mỹ, nơi ông Trump khuyến khích họ tiết lộ danh tính.
Tổng thống Trump nói rất không hài lòng về cuộc điện đàm với ông Putin, đề cập tới khả năng siết lệnh trừng phạt Nga khi đàm phán bế tắc.
Cuộc thử nghiệm tên lửa của Nhật Bản được xem là thiết yếu trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng nghiêm trọng.
Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.
Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.
Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.
Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.