Cha mẹ định hướng ngành này nhưng con quyết chọn ngành kia là câu chuyện khá phổ biến của nhiều nhà mỗi khi vào mùa tuyển sinh.
Đó cũng là một trong những nội dung được chia sẻ nhiều tại chương trình tư vấn "Cùng con chọn trường" diễn ra vào sáng 21-4.
Chương trình do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Anh Trần Trọng Dương, phụ huynh có con đang học tại Trường THPT Phước Long (TP Thủ Đức, TP.HCM), cùng vợ đến chương trình từ rất sớm. Anh chia sẻ gia đình đã có sẵn một số nền tảng, anh làm trong ngành vận tải logistics, muốn con học theo ngành để có thể tiếp tục phát triển, nhưng con không thích.
Còn mẹ định hướng học các ngành kinh tế thì con nói do thấy mẹ thường phải tính toán, làm việc với các con số quá cực nên không muốn nối nghiệp. Con anh cũng không muốn học ngành kỹ thuật và chỉ có đam mê lớn về thể thao.
"Tôi thấy nhiều thí sinh đến nay có vẻ vẫn còn mơ hồ trong chuyện chọn ngành, chọn nghề. Nhiều em bị tác động nhiều bởi ý kiến của bạn bè hơn là theo người lớn" - anh Dương nói.
Trong khi đó, cô Ung Thị Mỹ Uyên, phụ huynh có con học lớp 12 tại Q.4 (TP.HCM), nán lại đến cuối chương trình tư vấn để được gặp trực tiếp các thầy cô cho ý kiến về hoàn cảnh của mình.
Hiện tại, cô và con trai liệt kê được ba ngành học: kỹ thuật ô tô, marketing và sư phạm thể dục thể thao. Ngành kỹ thuật ô tô con chọn theo sở thích, ngành marketing là gia đình định hướng dựa vào nhu cầu xã hội, còn thể dục thể thao là theo sở trường của con.
Vấn đề là ba ngành này quá khác biệt, nghe qua tưởng chừng không... dính dáng gì với nhau. Cô Uyên tâm sự chưa biết nghiêng về phương án nào...
Còn bạn Công Duy, học sinh lớp 12 Trường Vinschool (TP.HCM), cùng mẹ đến với chương trình. Công Duy kể thời gian qua bạn là người thường chủ động tìm hiểu ngành học mà mình muốn học, sau đó đưa ra cho gia đình thảo luận.
Hai ngành đầu tiên Duy trình bày với gia đình là kinh doanh quốc tế và marketing, nhưng cha mẹ nói ngành quá rộng. Cha mẹ muốn Duy đi học một ngành nào cụ thể để chuyên sâu hơn. Phương án đang được ưu tiên lúc này là thống kê, phân tích dữ liệu.
"Bản thân mình muốn học một ngành rộng vì thật sự cho đến lúc này mình vẫn chưa biết cụ thể mình sẽ làm gì. Học ngành rộng có thể linh hoạt tìm việc khi ra trường. Đến khoảng năm 3 mình mới phải học chuyên ngành, khi đó sẽ chọn chuyên ngành sau" - Duy nói.
TS Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất khi phụ huynh và con cái cân nhắc ngành học sẽ dựa trên ngành con yêu thích, có đam mê.
Trong trường hợp các bạn buộc phải học đại học một ngành mình không thích thì rất khó theo đuổi. Khi bước vào đại học, phải thay đổi môi trường, phương pháp học và đối mặt với nhiều thách thức, nếu không thích thì thí sinh sẽ rất dễ "trượt dài".
"Thực tế có nhiều phụ huynh không thể nhận ra sự trượt dài của con, đến khi biết thì đã muộn rồi" - ông Hạ nói.
Một số phụ huynh sẽ cân nhắc giữa những vấn đề như ngành học này có nhu cầu việc làm nhiều và ngành học kia ít, ngành học này thu nhập cao và ngành học kia thấp.
Theo TS Phạm Tấn Hạ, phụ huynh có thể đưa ra những góc nhìn cho con về những chủ đề này, dựa vào những kinh nghiệm và tìm hiểu của mình, để con tham khảo. Tuy nhiên, không nhất thiết quá cân đong đo đếm bởi bất kể ngành học nào còn đang được đào tạo nghĩa là xã hội vẫn đang có nhu cầu về ngành học đó.
PGS.TS Bùi Hoài Thắng, trưởng phòng đào tạo Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM), chia sẻ hiện nay một số ngành đang có nhu cầu nguồn nhân lực rất cao nhưng người học rất ít. Trong trường hợp này, các bạn theo ngành dễ có thể trở thành chuyên gia, thuận lợi hơn so với một ngành có quá nhiều người học.
Ông Thắng cho rằng sự thành công ở bậc đại học còn xuất phát từ nhiều yếu tố, không phải chỉ nằm ở ngành học, mà còn là năng lực và sự cố gắng của sinh viên cho ngành học mà mình đang theo đuổi.
Chị Thùy Dương, có con học lớp 12 tại Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (TP.HCM), cho biết quyết định từ đầu của con là theo học ngành quan hệ quốc tế. Chị Dương nói gia đình xác định rất rõ là sẽ theo ý muốn của con, ủng hộ con hết mình. Tuy nhiên, phải hiểu ngành con học là gì, học ra sao, cơ hội như thế nào... mới có thể chia sẻ và đồng hành với con.
"Tôi chưa hiểu lắm về ngành quan hệ quốc tế nên đến chương trình để gặp chuyên gia giải đáp. Nghe thầy cô giải thích, tôi không chỉ hiểu hơn về ngành này mà còn thấy con mình quả thật đã tìm hiểu rất kỹ. Vậy là tôi có thể yên tâm" - chị Dương nói.
Công an thành phố Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đã triển khai chương trình tặng bình chữa cháy cho 224 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn nhằm xây dựng gia đình an toàn, cộng đồng an toàn.
Lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông về, kết hợp với triều cường, cảnh báo nguy cơ cao sẽ xảy ra ngập úng nhiều nơi ở các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào các ngày từ 18 - 22/9, đặc biệt trên địa bàn gần biển, vùng trũng thấp.
Các đối tượng liên quan đến ma túy khai nhận, đã nộp cho các cán bộ Công an phường Phú Thọ Hòa hơn 1 tỷ đồng, 2 chỉ vàng miếng và 100 USD.
Sông Ngàn Phố những năm gần đây đổi dòng đã ngoạm đi nhiều hecta đất sản xuất của người dân xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh). Theo tính toán của chính quyền địa phương mỗi năm bờ sông sạt lở ăn sâu vào bãi đất trồng hoa màu khoảng 10-15m.
Nhiều phần quà, phần thưởng ý nghĩa được trao tặng tại Đại hội Công đoàn tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028.
Ngày 21/5, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức công bố và trao các quyết định bổ nhiệm nhân sự mới.
Trước khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, Tổng Công ty điện lực Miền Nam đang nỗ lực thực hiện các giải pháp đưa các công trình điện...
Nghệ An - Ông Đậu Doãn Thắng - Giám đốc Hợp tác xã Cửa Bắc (TP Vinh) bị tố cáo lạm quyền .
Lực lượng chức năng ở huyện Lạc Dương, Lâm Đồng vừa bắt tạm giam một đối tượng đã dùng súng sát hại hàng loạt động vật nguy cấp, quý hiếm, cần được bảo vệ.