Tôi rất hoan nghênh chủ trương của Học viện Ngoại giao là mời, động viên các nguyên Đại sứ còn sức khỏe và tận tâm với nghề tham gia giảng dạy...
![]() |
Đại sứ Nguyễn Thạc Dĩnh cùng sinh viên Học viện Ngoại giao. (Ảnh: TGCC) |
Cuộc đời mỗi người đều có duyên số. Với tôi, công việc trồng người bắt đầu từ những năm tháng đầu là cán bộ nhà nước đến sau khi nghỉ hưu. Nhớ lại thời điểm nhận công tác tại Bộ Ngoại giao năm 1971, tôi vừa làm, vừa đi dạy thêm tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ. Một tuần hai buổi sau giờ làm việc, tôi đạp xe đến các trung tâm để dạy.
Sau khi nghỉ hưu, tôi được Học viện Ngoại giao mời làm giảng viên thỉnh giảng từ năm 2018. Từ đó, cứ ba, bốn buổi mỗi tuần, tôi lại đạp xe đi dạy (vì nhà tôi gần Học viện, nên đi xe đạp cho tiện và khỏe).
Tuy nhiên, việc đứng trên bục giảng sau khi nghỉ hưu khác với trước đây, vì tôi đã trải qua 20 năm công tác tại một số cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài và 18 năm công tác trong nước, thu thập được nhiều kinh nghiệm phong phú về công tác đối ngoại, vui có, buồn có và thậm chí cận kề cái chết!
Khi đứng trên bục giảng cho các lớp sinh viên ngoại giao và kể cả các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các bộ, ngành địa phương và tổ chức đối ngoại nhân dân do Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ đối ngoại thuộc Học viện Ngoại giao tổ chức, tôi đã truyền lại người học những trải nghiệm thực tế của công tác ngoại giao, gắn lý thuyết với thực hành.
Tại Học viện Ngoại giao, tôi chủ yếu dạy tiếng Anh, đặc biệt là dạy cách dùng từ chính xác trong biên, phiên dịch văn kiện, cũng như đọc hiểu các bài nghiên cứu, bài báo. Qua hơn 5 năm giảng dạy tại Học viện, tôi nhận thấy giáo trình các môn của trường, nhất là tiếng Anh chuyên ngành rất phù hợp với diễn biến tình hình thế giới và khu vực hiện nay.
Điều đáng mừng là trình độ hiểu biết của sinh viên Học viện Ngoại giao về ngành ngoại giao ngày càng được nâng cao sau từng năm. Thậm chí, năm nào sinh viên ngoại giao cũng giành quán quân hay á quân tại cuộc thi Olympic tiếng Anh quốc gia. Đó chính là kết quả của quá trình dạy và học của Học viện, với mục tiêu đào tạo thế hệ cán bộ ngoại giao toàn diện và hiện đại như Bộ Ngoại giao đề ra.
![]() |
Đại sứ Nguyễn Thạc Dĩnh trở thành cố vấn, giám khảo cho nhiều chương trình quan trọng của Học viện Ngoại giao. (Ảnh: TGCC) |
Tôi rất vui vì ngoài việc đứng trên bục giảng, tôi còn được các câu lạc bộ sinh viên ngoại giao mời làm cố vấn, giám khảo cho các hoạt động như Hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc, Tìm kiếm nhà ngoại giao trẻ, tài năng. Những ý kiến đóng góp qua kinh nghiệm thực tiễn của tôi đã làm cho các hoạt động đó chất lượng và hiệu quả hơn, mở ra các kênh học và thực hành cho sinh viên.
Qua việc đứng trên bục giảng, tôi rất hoan nghênh chủ trương của Học viện Ngoại giao là mời, động viên các nguyên Đại sứ còn sức khỏe và tận tâm với nghề tham gia giảng dạy. Hiện có gần 10 Đại sứ đứng trên bục giảng như tôi.
Có thể nói, các vị Đại sứ đứng trên bục giảng là những người lái đò nhiều kinh nghiệm chở các sinh viên qua sông và từ bến sông này, những sinh viên được tiếp niềm tự tin để hoàn thành công việc sắp tới, góp phần vào thành tựu của ngành ngoại giao.
Đối với riêng tôi còn có cái lợi nhãn tiền mà khó ai có được. Đó là khi giảng dạy và giao lưu với giới trẻ, tôi cảm thấy người khỏe ra vì thường xuyên hoạt động đầu óc, và nụ cười luôn nở trên môi. Cuộc đời vẫn cảm thấy đẹp sao. Ít có thuốc nào hiệu nghiệm hơn thuốc “tinh thần” này.
Cuối cùng có thể kết luận rằng, khi Đại sứ đứng trên bục giảng, cả thầy và trò đều có lợi. Hỡi các đồng nghiệp Đại sứ của tôi ơi! Mong các quý vị đứng trên bục giảng nhé! Học viện Ngoại giao và sinh viên luôn sẵn sàng hoan nghênh và chào đón quý vị.
Đại sứ Nguyễn Thạc Dĩnh (sinh năm 1950) vào ngành ngoại giao từ năm 1971 và từng trải qua các cương vị như Phó Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Đại biện lâm thời Việt Nam tại Brunei, Đại sứ Việt Nam tại Philippines, Đại sứ Việt Nam tại Brazil. Hiện ông là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Philippines, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil. |
Trung Quốc đón Tổng thống Palestine và Ngoại trưởng Mỹ, Tổng thống Algeria thăm Nga, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO tại Bỉ... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Ngày 8/12, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres đã bày tỏ quan ngại trước tiến bộ hạn chế trong đối thoại ở Haiti về thể chế dân chủ tại đây.
Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đến thăm tỉnh Zaporizhzhia, khu vực chiến lược ở Đông Nam nước này, nơi có nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu để uý lạo các binh sĩ tham gia cuộc phản công ở miền Nam.
Trong nhiều thế kỷ qua, Việt Nam không chỉ đứng vững trước mọi biến thiên của lịch sử mà còn đạt được nhiều thành tựu kỳ diệu như ngày nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân tới Ankara, bắt đầu thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29-30/11.
Tàu khu trục USS Thomas Hudnet bắn rơi UAV đang tiếp cận từ hướng Yemen, lực lượng Houthi cảnh báo sẽ trả đũa sự việc.
“Học viện Ngoại giao là một môi trường văn minh, có truyền thống tôn sư trọng đạo, đoàn kết và cống hiến. Tôi rất tự hào được là một phần của nơi ấy”, Tiến sĩ Vũ Tuấn Anh, Trưởng Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao chia sẻ trong không khí hướng tới kỷ niệm Ngày Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Chiến dịch vượt sông Dnieper là điểm sáng sau nhiều tháng phản công của Ukraine, nhưng Kiev sẽ khó chuyển hóa kết quả này thành bước đột phá rõ rệt.
Ngày 24/4, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã lên đường đến Washington trong chuyến thăm chính thức Mỹ kéo dài 6 ngày theo lời mời của người đồng cấp Mỹ Joe Biden.