Khi tôi kết hôn, bố mẹ chồng đã 80 tuổi; sau bao nhiêu năm phiêu bạt chăm cháu, ông bà đã về ở cùng chúng tôi.
Ngôi nhà của ông bà xây từ những năm 1965 đã xuống cấp nghiêm trọng. Ông tuy có lương nhưng dùng để nuôi sáu người con và cháu. Tôi nghĩ chẳng lẽ sống mãi như này nên rủ chồng mua nhà riêng rồi đón bố mẹ về ở. Chồng bảo đất ở quê rộng, hay để tiền đó xây nhà. Chúng tôi gom sổ lương của bố mẹ đi cầm cố được 5 tháng, bán 4 xào ruộng của hai vợ chồng cùng tiền tiết kiệm để xây lên ngôi nhà khang trang.
Với tôi, bố mẹ chồng hay bố mẹ đẻ tôi đều yêu thương, trân quý như một, hết lòng báo đáp, mong bố mẹ được hưởng những tháng ngày cuối thật an lành. Trọn vẹn được ba năm ấm êm, chúng tôi trả hết nợ làm nhà thì bố mẹ bắt đầu đổ bệnh tuổi già. Trong một năm ngắn ngủi, cả bố và mẹ lần lượt chuẩn đoán bệnh hiểm nghèo rồi trải qua đại phẫu và những tháng ngày dài chữa bệnh đằng đẵng sau đó.
Chồng tôi là con út, chỉ học hết lớp 12. Nhà đông con, miếng ăn chẳng đủ, chồng tôi to khỏe nhất nhà nên đi làm sớm để bớt miếng ăn, các anh chị được bố mẹ lo ăn học thành tài. Hiện tại, mọi người đều là giám đốc, bác sĩ, hiệu trưởng, giám đốc sở. Tôi lấy anh vì nghĩ gia đình anh rất cơ bản, có nền tảng, anh em cũng chẳng thiệt thòi, mình vì người, người vì mình. Tôi cứ tận tâm tới mức các bác hàng xóm phải cảnh báo: "Mày lo cho bố mẹ mày thế có ghi chép lại không? Sau này ông bà mất, chúng nó về cả đống rồi trắng mắt ra cho coi". Tôi bỏ ngoài tai tất cả những gì mọi người cảnh báo, không phòng bị cho riêng mình dù chỉ là vài ba triệu đồng.
Thời gian này tôi bắt đầu lờ mờ nhận ra sự phân biệt, đối xử của anh em trong gia đình. Chồng tôi chỉ là một người lao động tay chân, ít học. Tôi nhớ những buổi trưa nắng như thiêu đốt, có việc ra ngoài vì nghĩ ở nhà có các anh chị em chồng ở nhà. Tới khi bố mẹ đi vệ sinh, cần người đỡ, anh em gọi chồng tôi cách đó 15 km về xử lý. Nhớ cả những lần tôi đi cấp cứu vì viêm dạ dày cấp, thân cô thế cô vì chồng không tài nào bỏ lại được bố mẹ. Cũng may tôi còn anh em ruột, bạn bè, cô dì chú bác hỗ trợ vô cùng nhiệt tình, ân tình đó quả thật không quên. Tôi lúc này đã có đủ đau thương, bắt đầu lạnh nhạt với gia đình chồng.
Rồi chặng đường cuối của bố cũng đến, là lúc tôi nhận và hiểu rõ lòng người trong câu chuyện phân biệt tầng lớp, học thức cũng như bốn chữ "khác máu tanh lòng". Những ngày tháng cuối đó, bố rất đau đớn, cứ nhìn thấy tôi là bố kêu tôi đỡ dậy, để bố được ôm, vuốt má, nói lời cám ơn con đã vì bố mà vất vả. Có một người con gái của bố, chưa từng đưa cho tôi một nghìn đồng nào để chăm sóc bố mẹ trong ngần đó năm. Thi thoảng chị chuyển biếu bố mẹ một vài triệu đồng thì luôn chuyển cho bác cả, bác cả mang về đưa cho tôi sau đó. Đột nhiên chị gọi điện bảo đã gửi cho tôi 5 triệu đồng để mua hoa quả bồi dưỡng cho bố, số tiền đó chị chuyển cho anh trưởng có trách nhiệm đưa cho tôi. Hơn tháng sau bệnh của bố nặng hơn, không thở được, ôxy luôn ở mức báo động dù chúng tôi đã trang bị máy trợ thở, vì thế mọi người quyết định đưa bố vào viện. Rất may lần này một người con gái khác của bố (đã về hưu) về chăm bố ở viện khoảng năm ngày. Cuối cùng bố đòi về và ra đi trong vòng tay của tôi. Tới lúc này chúng tôi mới thấm câu "có học có hơn".
Ngay sau khi bố mất, con chưa thấy nhưng xe tang lễ đã đến để làm các việc hậu sự, rồi tôi thấy làng xóm tới họp, tôi đang ở cạnh bố. Bác cao niên nói rằng chúng tôi trước nay kề cận bên bố nhất, để chúng tôi phát biểu. Anh trưởng nói các em không quen lo những việc lớn, lại không phải là trưởng, từ thời xa xưa trách nhiệm hương hỏa, thờ cúng phải được giao cho con trưởng có đức có tài, có học thức. Đám tang của bố tôi được tổ chức to nhất nhì tỉnh, tiền phúng điếu đa phần là từ các mối quan hệ của các anh chị. Ngay đêm lo xong việc cho bố, vợ chồng tôi đi ngủ thì các anh chị bóc hết phong bì rồi thống nhất giao cho bác trưởng sau này lo các công việc khác và lo cho mẹ hàng tháng. Ngôi nhà đang ở sẽ được giao cho con trưởng, vợ chồng tôi được phép ở, nhưng đứng tên phải là con trưởng.
Sau tang lễ của bố, tôi mới phát hiện 5 triệu đồng được chuyển cho bác cả khi trước, bác đã chuyển cho bác gái về chăm ông. Các anh chị khác mua cho chị rất nhiều sữa, sợ chị chăm bố ở viện ốm nên mua sữa bồi bổ cho chị mà chị không dùng hết, chị để ở nhà cho tôi dùng bớt. Tôi đã đi viện với bố bao lần cũng chưa từng được hưởng một hộp sữa nào. Thực ra đời tôi có 5 triệu đồng đó hay không sao cả, nhưng nó làm tôi thấm câu nói: "Cơm người khổ lắm ai ơi". Tới nay bố đã ra đi một năm, từ lễ 49 ngày cho tới các công việc khác chúng tôi đều tự bỏ tiền túi ra, cũng như không thấy một đồng tiền thuốc men cho mẹ.
Cuối cùng cả thời thanh xuân tôi làm lụng vất vả, xây nhà cho người, giờ đây tuổi 40 tuổi bắt đầu đi xây ngôi nhà cho mình. Hôm nay là ngày tôi nhận ngôi nhà của hai vợ chồng, vừa hạnh phúc vừa tủi hờn. Bố yên tâm, mẹ còn ở với chúng con năm tháng nào, chúng con sẽ hết lòng năm tháng đấy. Bố hãy yên nghỉ và đừng lo cho chúng con nữa.
Thi Hoa
Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc
Lễ hội đền Cửa Ông được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng và nhân thần thời Nhà Trần đã có công rất lớn trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
Khám thường, nhân viên hướng dẫn với thái độ thờ ơ, nói năng cộc lốc. Khám chuyên gia, bệnh nhân được ứng xử hoàn toàn khác.
Chương trình nghệ thuật với chủ đề 'Chuyến tàu huyền thoại' tái hiện câu chuyện lịch sử dân tộc dưới hình thức của một vở đại nhạc kịch bên sông Sài Gòn sẽ là điểm nhấn của Lễ hội sông nước TP.HCM 2024.
Đại diện cho trẻ em toàn thành phố, các đại biểu trẻ em Đà Nẵng gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng cũng như mong muốn tạo thêm nhiều diễn đàn, mô hình để trẻ em được lên tiếng, được đóng góp ý kiến vào các vấn đề quan trọng.
Chàng trai 25 tuổi từ nhỏ không có tinh hoàn bên phải thể hiếm gặp, được bác sĩ phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo.
Từ 26/4, bến du thuyền quốc tế sát biển Nha Trang sẽ bắn pháo hoa mỗi tối, lúc 20h30 với mỗi màn trình diễn kéo dài khoảng 7 phút.
Tỉnh Đoàn Nghệ An là 1 trong 24 đơn vị được T.Ư Đoàn khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai thực hiện Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2023.
Công an TP HCM xác định người mẫu Ngọc Trinh cùng thầy dạy lái xe trong quá trình điều tra đã thành khẩn, hợp tác và bày tỏ mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật.
Cơ quan chức năng đã chỉ rõ nguyên nhân khiến hàng chục người ở huyện Vĩnh Lộc ( Thanh Hóa ) bị sẩn ngứa trong thời gian qua.