Khi bỏ cấp huyện, thành phố trong thành phố; thành phố, thị xã của các tỉnh sẽ thế nào?

06:45 03/03/2025
Việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh đang nhận được sự quan tâm của dư luận. Từ đây nhiều ý kiến băn khoăn việc bỏ cấp huyện có ảnh hưởng đến các thành phố thuộc tỉnh và mô hình "thành phố trong thành phố" trực thuộc Trung ương.
Một góc khu đô thị Thủ Thiêm, TP Thủ Đức. (Ảnh: Lương Ý)

Đề xuất giữ "thành phố trong thành phố"

Trả lời phóng viên VTC News, ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, cần phải nghiên cứu thấu đáo vấn đề này.

"Hiện nay có TP Thủ Đức thuộc TP.HCM và TP Thủy Nguyên thuộc TP Hải Phòng là theo mô hình "thành phố trong thành phố" trực thuộc Trung ương, tương đương cấp huyện nhưng có quyền hạn và cơ chế tổ chức đặc biệt hơn", ông Dĩnh nói.

Theo đó, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương được định hướng trở thành khu đô thị vệ tinh, trung tâm kinh tế - khoa học - công nghệ để hỗ trợ thành phố Trung ương; được phân quyền mạnh hơn về đầu tư, quản lý ngân sách, thu hút doanh nghiệp; có thể thí điểm các mô hình hành chính - kinh tế mới phù hợp với nhu cầu phát triển đô thị hiện đại…

Tóm lại, mô hình này nhằm tạo ra các đô thị động lực giúp thành phố Trung ương phát triển nhanh hơn, linh hoạt hơn trong quản lý, quy hoạch và thu hút đầu tư.

Tương tự, với các thành phố trực thuộc tỉnh, ông Dĩnh cho rằng, đây cũng là mô hình đô thị trong các tỉnh, trong khi chúng ta định hướng đô thị hóa mạnh thì cần nghiên cứu việc nên hay không giữ lại các mô hình đô thị thuộc tỉnh.

Nếu Nhà nước thống nhất bỏ cấp huyện thì Hà Nội nên dừng việc nâng cấp các huyện lên quận.

Ông Nguyễn Tiến Dĩnh

Về việc Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội xem xét tiến độ thực hiện đề án lên quận của 4 huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì) trong năm 2025, khi có định hướng bỏ cấp huyện tác động thế nào đến đề án này, ông Dĩnh phân tích: "Chủ trương, đề án đưa 4 huyện lên quận đã được Hà Nội đề ra từ trước. Vấn đề bây giờ là các cơ quan chức năng phải nghiên cứu và sớm đưa ra định hướng là có bỏ cấp huyện hay không.

Nếu Nhà nước thống nhất bỏ cấp huyện thì Hà Nội nên dừng việc nâng cấp các huyện lên quận, bởi nếu lên thì một thời gian ngắn sau cũng bị xóa bỏ".

Cùng bàn luận, GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc Hà Nội tạm dừng hay tiếp tục thực hiện các đề án này phụ thuộc chủ trương chung của Đảng.

"Bộ Nội vụ sẽ có nghiên cứu, tham mưu cho cấp có thẩm quyền. Nếu bây giờ nói dừng ngay thì cũng chưa có cơ sở", ông Đường nói.

Vẫn liên quan đến tổ chức chính quyền Hà Nội, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh dẫn Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, trong tương lai Thủ đô có 4 thành phố trực thuộc nằm ở phía Bắc, phía Tây, phía Nam và thành phố Sơn Tây.

"Các quy định hiện hành cho phép Hà Nội xây dựng thành phố trong thành phố thì cần tập trung thực hiện mô hình này. Theo tôi, khi bỏ cấp huyện cần nghiên cứu theo hướng giữ các mô hình đô thị đặc thù như thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương", ông Nguyễn Tiến Dĩnh kiến nghị.

Trong khi đó, ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, nhận định, 6 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Huế) cần được xét đến tính đặc thù nếu bỏ cấp huyện.

"Tôi cho rằng, thành phố trực thuộc Trung ương vẫn giữ 3 cấp phường - quận - thành phố. Song, phải xem xét lại tiêu chí quy mô dân số, các điều kiện cũng đòi hỏi cao hơn để phát triển tốt hơn", nguyên Bộ trưởng nói.

5 huyện ngoại thành TP.HCM thế nào?

Trước chủ trương về việc nghiên cứu tiến tới bỏ cấp huyện, tương lai của 5 huyện ngoại thành TP.HCM là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận. TS Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài nguyên & Môi trường TP.HCM cho rằng nhập 5 huyện thành 3 thành phố trực thuộc TP.HCM là phương án hợp lý, đảm bảo tính hợp lý về văn hóa, địa lý và quy hoạch vùng.

Theo ông Thuận, việc bỏ cấp huyện và tái cơ cấu chính quyền đô thị là xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo tối ưu hóa bộ máy quản lý, tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong công tác điều hành của TP.HCM.

TS Thuận nêu quan điểm, huyện Cần Giờ và Nhà Bè nhập lại thành một thành phố do có đặc điểm địa lý và văn hóa tương đồng. Huyện Bình Chánh lên thành phố do dân cư đông đúc và vị trí cửa ngõ phía Tây TP.HCM. Còn huyện Hóc Môn và Củ Chi nhập thành một thành phố do có sự tương đồng về văn hóa và địa hình.

Tuy nhiên, ông Phạm Viết Thuận nhấn mạnh, việc chuyển đổi cấp hành chính phải được thực hiện cẩn trọng để tránh gây áp lực quá lớn lên hạ tầng và bộ máy quản lý.

Vị chuyên gia cho rằng chính quyền 4 cấp hay 3 cấp thì hạ tầng vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Các đô thị vệ tinh cần được quy hoạch kỹ lưỡng và phát triển hạ tầng đầy đủ trước khi chính thức công bố.

Ngoài ra, ông Thuận lưu ý việc nâng cao năng lực cán bộ là yếu tố quan trọng để đảm bảo quản lý hiệu quả các khu vực được quy hoạch lên thành phố.

Đối với những địa phương đặc thù như huyện Cần Giờ hoàn toàn có thể trở thành đặc khu riêng, nhấn mạnh vào tăng trưởng xanh, phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng chất lượng cao.

"Việc bỏ cấp huyện và tái cơ cấu chính quyền đô thị là xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo tối ưu hóa bộ máy quản lý, tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong công tác điều hành của TP.HCM", TS Phạm Viết Thuận bày tỏ.

Phải sửa Hiến pháp khi bỏ cấp huyện

Tại Hội nghị công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra năm 2025 đối với Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương chiều 25/2, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu rõ, theo Kết luận 126, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương phải hoàn thành kiện toàn nhân sự, quyết định thành lập, cơ cấu tổ chức đảng ủy trực thuộc, cơ quan tham mưu giúp việc của các đảng ủy mới thành lập và cơ quan tham mưu, giúp việc của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc...

Đi kèm với đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức thì phải đề xuất sửa đổi văn bản pháp luật, kể cả một số văn bản pháp luật rất quan trọng, như Hiến pháp và văn bản có liên quan.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng

Theo ông Hưng, việc triển khai đúng tinh thần "vừa chạy, vừa xếp hàng", làm kỹ lưỡng, cẩn trọng nhưng phải nhanh.

"Theo Kết luận 126 thì bộ máy chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện như thế nào, đi kèm với việc đó là các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương sắp xếp lại ra sao? Các tổ chức đảng tới đây sắp xếp thế nào?", ông Lê Minh Hưng nói và đánh giá đây là việc làm rất lớn và là vấn đề đang phải nghiên cứu nhanh để báo cáo Trung ương.

Ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, dẫn Điều 110 của Hiến pháp: "Các đơn vị hành chính gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã, phường, thị trấn".

"Nếu tới đây bỏ cấp huyện, tức là loại bỏ một cấp hành chính trong hệ thống chính quyền địa phương, đúng là liên quan đến Hiến pháp. Phải sửa Hiến pháp", ông Hà nói.

Chia sẻ về quy trình sửa đổi Hiến pháp, ông Hà cho biết, trước tiên, Quốc hội đưa Hiến pháp hiện hành ra kỳ họp Quốc hội để thảo luận, quyết định sửa đổi những nội dung gì, việc sửa đối Hiến pháp phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Khi Quốc hội ra nghị quyết sửa đổi Hiến pháp (có thể sửa đổi một số điều, có thể sửa đổi về cơ bản) thì đồng thời cũng thông qua nghị quyết thành lập Ủy ban sửa đổi một số điều của Hiến pháp hay Ủy ban sửa đổi Hiến pháp để thực hiện công việc chuẩn bị bản dự thảo sửa đổi hiến pháp.

Sau khi hoàn thành, dự thảo được trình Quốc hội thông qua. Khi thông qua những sửa đổi của Hiến pháp cũng phải theo nguyên tắc ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

"Nói sửa Hiến pháp là việc lớn nhưng cũng do con người đặt ra, vấn đề nào cần sửa thì phải sửa để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với tình hình. Đây cũng chính là tháo gỡ về mặt thể chế. Một kỳ họp bất thường của Quốc hội có thể sửa xong", nguyên Vụ trưởng Cơ sở Đảng nói.

Cũng theo ông Hà, với tư tưởng chỉ đạo "đã nói là phải làm ngay" của Tổng Bí thư Tô Lâm thì công việc sắp tới vẫn sẽ diễn ra rất "thần tốc".

Đồng tình với ý kiến bỏ đơn vị hành chính cấp huyện thì phải sửa Hiến pháp, GS.TS Trần Ngọc Đường cho hay, nếu sửa 1 - 2 điều của Hiến pháp có thể xử lý được ngay.

"Quốc hội có thể ban hành nghị quyết để tiến hành sửa. Khi sửa quy định rồi, trên cơ sở thực tiễn có thể nghiên cứu việc bỏ cấp hành chính trung gian", ông Đường nói.

Song, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lưu ý, nếu sửa Hiến pháp ở một mức độ lớn hơn, cần thực hiện theo quy trình rất chặt chẽ, phức tạp và không thể làm tùy tiện, bởi liên quan đến đạo luật gốc của quốc gia.

Có thể bạn quan tâm
Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng cao tốc TP Hồ Chí Minh-Mộc Bài

Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng cao tốc TP Hồ Chí Minh-Mộc Bài

22:00 26/07/2025

Tỉnh Tây Ninh khẩn trương bồi thường, giải phóng mặt bằng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài để đảm bảo tiến độ dự án trọng điểm vùng Đông Nam Bộ.

Cảng vụ Hải Phòng 'tuýt còi' bến thủy nội địa xây dựng trái phép

Cảng vụ Hải Phòng 'tuýt còi' bến thủy nội địa xây dựng trái phép

21:00 26/07/2025

Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng vừa 'tuýt còi' chủ một bến tập kết vật liệu xây dựng tại khu vực Ninh Tiếp (Đặc khu Cát Hải, TP Hải Phòng) vì có hoạt động xây dựng bến thủy nội địa trái phép trong thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính.

3 Thiếu tướng, 41 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

3 Thiếu tướng, 41 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

19:46 26/07/2025

3 Thiếu tướng, 41 Đại tá, 6 Thượng tá, 1 Trung tá quân đội vừa được điều động, giao nhiệm vụ, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tuần qua (từ ngày 16-20.6).

Nhiều nước gấp rút di tản công dân, Iran và Israel đồng loạt phát cảnh báo sơ tán

Nhiều nước gấp rút di tản công dân, Iran và Israel đồng loạt phát cảnh báo sơ tán

21:46 25/07/2025

Trong bối cảnh xung đột giữa Iran và Israel ngày càng leo thang, nhiều quốc gia khẩn trương di tản công dân khỏi khu vực Trung Đông, trong khi đó, cả Tehran và Tel Aviv đồng loạt phát đi cảnh báo sơ tán để bảo vệ dân thường.

Đại gia đình đưa 21 sĩ tử đặc biệt ở Đà Nẵng đi thi

Đại gia đình đưa 21 sĩ tử đặc biệt ở Đà Nẵng đi thi

21:45 25/07/2025

Đây là năm đầu tiên đại gia đình có số lượng sĩ tử vượt vũ môn đông nhất, kể từ khi các em quy tụ về Đà Nẵng sau biến cố lớn của cuộc đời.

Tin tức sáng 13-7: Làm part-time cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tin tức sáng 13-7: Làm part-time cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

21:45 25/07/2025

Một số tin tức đáng chú ý: VietinBank rao bán tòa tháp chục nghìn tỉ tại Ciputra Hà Nội; Sử dụng sai vốn huy động từ cổ đông, một doanh nghiệp địa ốc bị phạt nặng; TP.HCM thông báo 3 địa điểm tiếp công dân của Ban Tiếp công dân...

Công nghệ 18/7: Đan Mạch xây dựng máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới

Công nghệ 18/7: Đan Mạch xây dựng máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới

21:45 25/07/2025

Đan Mạch bắt tay Microsoft xây dựng máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới Chính phủ Đan Mạch vừa công bố dự án QuNorth, hợp tác với Microsoft và công ty Atom Computing (California, Mỹ) để xây dựng hệ thống lượng tử cấp độ 2 đầu tiên tại Bắc Âu — tên gọi là Magne, theo thần thoại Bắc Âu. Hệ thống sẽ sở hữu khoảng 50 qubit logic (qubit là đơn vị cơ bản của tính toán lượng tử) và hơn 1.200 qubit vật lý, vượt mốc của các đối thủ hiện tại. Đây là lần...

Bỗng nhiên gánh nợ vì tòa tuyên nhầm người

Bỗng nhiên gánh nợ vì tòa tuyên nhầm người

21:45 25/07/2025

Vương Hy Dân một năm qua sống với khoản nợ âm 6 triệu nhân tệ (tương đương 22 tỷ đồng) trong thẻ ngân hàng vì sự nhầm lần của tòa khi tuyên án với người trùng tên.

Trực tiếp cơn bão số 3 Wipha năm 2025: Cập nhật tình hình bão mới nhất

Trực tiếp cơn bão số 3 Wipha năm 2025: Cập nhật tình hình bão mới nhất

21:45 25/07/2025

Bão số 3 rất mạnh, di chuyển nhanh phạm vi, cường độ ảnh hưởng rất rộng và nguy hiểm Bão số 3 đi vào Vịnh Bắc Bộ, cách Quảng Ninh 190km Sáng nay (21/7), bão số 3 đã vượt qua khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), đi vào phía Bắc vịnh Bắc Bộ. Hồi 10h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,2°N; 109,6°E, cách Quảng Ninh khoảng 190km, Hải Phòng 310km; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 9 (75–88km/h), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Tây...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale