Khen phải vì học sinh, không vì người lớn

10:00 29/05/2024

Đó là khẳng định của Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) Thái Văn Tài sau những ồn ào về phản ánh của phụ huynh khi con không được học sinh xuất sắc vì có chữ "H" (hoàn thành).

Niềm vui của học sinh lớp 1 Trường tiểu học Minh Đạo, Q.5, TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới 2023-2024 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Thái Văn Tài nói: "Điểm khác biệt trong cách đánh giá học sinh tiểu học so với trước đây là điều chỉnh theo hướng giảm cho điểm, tăng cường nhận xét, coi trọng đánh giá quá trình để theo dõi sát sao, hỗ trợ, khích lệ học sinh tiến bộ so với bản thân các em".

Khen phải vì đứa trẻ chứ không phải vì người lớn. Khi mục tiêu "khen" để phục vụ mong muốn, kỳ vọng của người lớn thì mãi mãi ta không giải quyết được tình trạng gây áp lực lên chính đứa trẻ.
Ông THÁI VĂN TÀI

Cần thay đổi tư duy môn chính, môn phụ

* Từ câu chuyện chữ "H" là lý do khiến nhiều học sinh không được xuất sắc, nhiều người cho rằng cách đánh giá học sinh nên cho điểm, thay vì chỉ nhận xét vì sẽ dễ rơi vào cảm tính. Ông có chia sẻ gì về ý kiến này?

Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) THÁI VĂN TÀI

- Quan điểm của Bộ GD-ĐT thể hiện trong thông tư 27 là không đánh giá học sinh ở bậc tiểu học chỉ dựa vào điểm số trong bài kiểm tra đánh giá định kỳ. Nhiều người thích nhìn thấy điểm số và cho rằng thế mới phân biệt rõ ràng. Nhưng việc đánh giá một đứa trẻ sẽ không chính xác nếu chỉ dựa vào bài kiểm tra ở một thời điểm nhất định. Giáo viên có nhiều cách để đánh giá học sinh và sẽ là người hiểu nhất về năng lực, sự tiến bộ của học sinh. Việc đánh giá quá trình cũng được giáo viên ghi lại trong hồ sơ của học sinh. Việc này không chỉ nhằm tổng kết, xác định danh hiệu của học sinh cuối năm mà còn là cơ sở để bàn giao giữa giáo viên các lớp trong việc tiếp tục hỗ trợ, theo sát học sinh ở các lớp học trên.

* Ông thấy thế nào khi sự bức xúc của một số phụ huynh nằm ở chuyện học sinh đạt kết quả cao ở các môn như toán, tiếng Việt, ngoại ngữ, còn các môn bị đánh chữ "H" thường rơi vào âm nhạc, thể dục khiến học sinh mất danh hiệu xuất sắc?

- Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh dựa trên các môn học, hoạt động đã được thiết kế. Một năng lực có thể sẽ thể hiện chủ yếu ở một môn học nhưng vẫn liên quan tới các môn học khác. Vì thế tư duy môn chính, môn phụ cần phải thay đổi.

* Nếu không có chính - phụ, tại sao có môn học cho điểm ở bài kiểm tra định kỳ, có môn chỉ nhận xét?

- Việc đổi mới đánh giá với học sinh bậc tiểu học được xây dựng theo hướng giảm bớt cho điểm, tăng cường nhận xét quá trình. Vì thế, sẽ có những môn học có bài kiểm tra cho điểm định kỳ và có môn chỉ nhận xét. Ở lớp 1, chỉ có tiếng Việt và toán có bài kiểm tra định kỳ cho điểm số, lên các lớp cao hơn sẽ có thêm một số môn học khác. Các môn được cho điểm là những môn học công cụ để học sinh sử dụng vào các lớp học sau này, những môn có hàm lượng khoa học cao. Còn các môn học chỉ đánh giá bằng nhận xét là các môn học mang tính đặc thù, với mục đích giúp học sinh trải nghiệm kiến thức. Nhưng không phải vì không cho điểm thì là môn phụ.

Áp lực từ danh hiệu là do người lớn

  • Con bị xếp loại 'chữ H', phụ huynh dọa cắt tài trợ cho trường

  • Xin nâng chữ H lên chữ T cho con không được, giận dữ với giáo viên

  • Chỉ vì 1 chữ H mà con không được danh hiệu xuất sắc, phụ huynh bức xúc

* Bộ GD-ĐT đổi mới cách đánh giá học sinh với mong muốn giảm áp lực cho học sinh, nhưng trên thực tế có những "điểm mù" nằm ở những môn không cho điểm. Vô hình trung việc này tăng thêm áp lực cho những đứa trẻ. Ông suy nghĩ thế nào về hiện trạng này?

- Việc đánh giá, khen thưởng cần được làm vì đứa trẻ. Nếu chọn cách tiếp cận này, ta sẽ thấy các quy định thế nào để giảm áp lực, căng thẳng nhất cho trẻ, giúp trẻ vui vẻ, tự tin, phấn khởi khi được khích lệ. Đặc biệt, nếu nghĩ cho trẻ thì cách đánh giá, khen ngợi cũng phải làm sao để không bỏ rơi những trường hợp đặc biệt. Ví dụ như một học sinh khuyết tật vẫn hoàn thành được yêu cầu học tập, có ý thức tốt rất đáng khích lệ, khen thưởng. Hay một học sinh gặp biến cố nào đó nhưng vẫn vượt qua để hoàn thành tốt việc học, một học sinh vốn tiếp thu chậm nhưng có nỗ lực vượt bậc nên đã đạt kết quả tiến bộ so với chính bản thân các em…

Và việc khen ngợi, khích lệ học sinh cũng không dồn vào cuối kỳ, cuối năm. Ngay trong quá trình dạy học, giáo viên kết hợp với hội cha mẹ học sinh cũng có thể chủ động thực hiện các hình thức khen thưởng, khích lệ. Trên thực tế, ngoài đánh giá của giáo viên, ở nhiều nhà trường còn cho phép học sinh tự bình chọn để tôn vinh những học sinh có thành tích học tập, hoạt động tốt, có tiến bộ. Các nhà trường không chỉ tặng giấy khen cho học sinh xuất sắc, học sinh giỏi mà có thể tặng giấy khen cho học sinh nổi bật ở một môn học, một hoạt động nào đó, hoặc có tiến bộ, vượt khó…

* Bộ GD-ĐT quy định thế nhưng hiện tại nhiều cơ quan, đoàn thể vẫn chỉ khen với những trường hợp có giấy khen đạt danh hiệu xuất sắc và giỏi. Chưa kể danh hiệu của con là thứ để nhiều bậc cha mẹ trưng lên mạng xã hội… Ông nghĩ thế nào về sự vênh lệch này?

- Về việc này, tôi cũng mong các cơ quan, đoàn thể, hội khuyến học... khi thực hiện việc khen thưởng cho học sinh là con cán bộ, nhân viên cũng nghiên cứu quy định của Bộ GD-ĐT để có quy định phù hợp, thống nhất với tinh thần đánh giá, khen thưởng hiện hành. Cách khen làm sao để con trẻ được vui, được khích lệ chứ không phải khen để cha mẹ bức xúc, áp lực tiếp tục dồn lên đứa trẻ. Đây cũng là điều Bộ GD-ĐT mong muốn được xã hội và các bậc phụ huynh thấu hiểu, đồng hành.

Đổi mới cách đánh giá học sinh

Theo ông Thái Văn Tài, năm 2020 Bộ GD-ĐT ban hành thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học theo tinh thần giảm áp lực không cần thiết, mang tính khích lệ, nhân văn. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua yêu cầu cần đạt của các môn học và hoạt động giáo dục được thiết kế cho từng lớp học trong bậc học.

* Với các môn đặc thù như mỹ thuật, âm nhạc, thể dục… chỉ học sinh có năng khiếu mới hoàn thành tốt được. Việc quy định "hoàn thành tốt" mới đạt học sinh xuất sắc có phải yêu cầu quá cao với học sinh đại trà không?

- Ở chương trình giáo dục phổ thông 2018, các môn đặc thù không phải để rèn học sinh làm theo như trước đây hay luyện cho học sinh có năng khiếu mà giúp học sinh có hiểu biết, cảm thụ nghệ thuật để bồi đắp cảm xúc lành mạnh cho các em. Ví dụ ở môn âm nhạc bậc tiểu học, một học sinh có giọng hát hay chưa chắc đã đạt hoàn thành tốt vì môn học yêu cầu học sinh có những hiểu biết cơ bản, hướng tới hình thành cảm xúc, khả năng cảm thụ âm nhạc. Yêu cầu cần đạt ở mỗi môn học, lớp học đều đã được cân nhắc phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và phù hợp với học sinh đại trà, không phải là môn học chỉ dành cho học sinh có năng khiếu.

Không nên "gò" học sinh

Theo tôi, cần thay đổi đánh giá học sinh theo hướng học sinh sẽ xuất sắc về một mặt và được khích lệ về những mặt khác. Với những học sinh xuất sắc toàn bộ, cần đánh giá ba môn thế mạnh và những môn khác có thể ở mức khá trở lên, như vậy sẽ đúng với thực chất. Chẳng hạn, với môn âm nhạc, hội họa, thể dục, các em có thể đạt H trở lên nhưng tiếng Việt, toán, tiếng Anh các em được điểm 9 trở lên đã có thể xếp loại xuất sắc. Thực tế khi ra đời không người nào xuất sắc hết 100% và ngành nghề cũng theo thiên hướng từng người nên không thể lấy đánh giá tất cả các mặt để "gò" học sinh như vậy.

Chị Phạm Thanh Phương(quận Bình Thạnh, TP.HCM)

Chỉ cần đánh giá đạt

Tôi cho rằng việc đánh giá T tất cả các môn học và một số môn định tính phải từ 9 trở lên mới cho học sinh đạt danh hiệu xuất sắc là không ổn trong đánh giá học sinh tiểu học. Theo tôi, với những môn không đánh giá định tính, học sinh chỉ cần đánh giá đạt, chứ không nên đánh giá hoàn thành, hoàn thành tốt. Với những em có những khả năng về âm nhạc, nghệ thuật, các em sẽ được khuyến khích theo đuổi bằng cách khác. Không nên đưa vào đánh giá chung một cách máy móc, lấy đó làm tiêu chí để xếp loại xuất sắc cho học sinh.

Cô Trần Thị Thu Thủy(nguyên giáo viên Trường tiểu học Võ Trường Toản, quận 10, TP.HCM)

Có thể bạn quan tâm
Trung ương Đoàn trao quà cho 30 cán bộ có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Nguyên đán 2024

Trung ương Đoàn trao quà cho 30 cán bộ có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Nguyên đán 2024

13:30 26/01/2024

Sáng 26/1, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức chương trình trao tặng quà cho cán bộ, người lao động cơ quan Trung ương Đoàn có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán 2024.

Bộ Công an chỉ rõ 30 dự án cây xanh, yêu cầu Phú Yên cung cấp hồ sơ

Bộ Công an chỉ rõ 30 dự án cây xanh, yêu cầu Phú Yên cung cấp hồ sơ

13:50 20/06/2024

Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu Phú Yên cung cấp hồ sơ 30 dự án trồng và chăm sóc cây xanh tại tỉnh này để phục vụ điều tra vụ án liên quan Công ty TNHH Cây xanh Công Minh.

'Áo mới' của nhiều tượng đài lớn ở TPHCM sau phục dựng

'Áo mới' của nhiều tượng đài lớn ở TPHCM sau phục dựng

11:20 20/12/2023

Tượng đài các danh nhân lịch sử, anh hùng dân tộc như tượng An Dương Vương, Phan Đình Phùng, Trần Nguyên Hãn... bị xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ xây dựng, đang được TPHCM gấp rút tu sửa, phục dựng lại.

Bản tin 8H: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch và công chức địa chính xã Tam Đa

Bản tin 8H: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch và công chức địa chính xã Tam Đa

08:10 19/06/2023

UBND huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch UBND xã Tam Đa và công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường xã Tam Đa, để phục vụ công tác kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Tam Đa.

Phạt 7,5 triệu đồng thanh niên mạo danh lãnh đạo tặng hoa khai trương quán

Phạt 7,5 triệu đồng thanh niên mạo danh lãnh đạo tặng hoa khai trương quán

15:00 06/03/2023

ại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, một đối tượng đã sử dụng điện thoại lên mạng đặt lẵng hoa mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng khai trương quán cà phê.

Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Bình Thuận giám sát đặc biệt hơn 170 tàu cá

Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Bình Thuận giám sát đặc biệt hơn 170 tàu cá

17:50 01/07/2024

Bình Thuận yêu cầu tăng cường nỗ lực kiên quyết không để tàu cá, ngư dân địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài nhằm đấu tranh chống khai thác IUU, hướng đến phát triển nghề cá bền vững.

Công an Hà Nội thông tin vụ cô gái 17 tuổi bị phân xác, phi tang xuống sông Hồng

Công an Hà Nội thông tin vụ cô gái 17 tuổi bị phân xác, phi tang xuống sông Hồng

19:00 15/10/2023

Theo Công an TP Hà Nội, cô gái bị giết, phân xác, phi tang xuống sông Hồng là H.Y.N., 17 tuổi, trú quận Ba Đình, Hà Nội.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển 2.400 chỉ tiêu năm 2024

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển 2.400 chỉ tiêu năm 2024

14:20 01/03/2024

Năm nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền giữ ổn định phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh so với năm 2023.

Hai anh em ruột ngạt khí chết dưới giếng sâu

Hai anh em ruột ngạt khí chết dưới giếng sâu

17:50 28/05/2024

Ngày 28-5, cơ quan chức năng huyện Krông Năng (Đắk Lắk) đã bàn giao thi thể hai anh em ngạt khí chết dưới giếng cho gia đình lo hậu sự.

Co loi xay ra
Co loi xay ra