Khai Xuân ở Hoàng thành Thăng Long: Phát huy giá trị văn hóa Thăng Long-Hà Nội

02:50 19/02/2024

Lễ khai Xuân Hoàng thành Thăng Long là nghi lễ Tết tiêu biểu của cung đình xưa nằm trong chuỗi hoạt động Tết Việt chào Xuân Giáp Thìn 2024 do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tái hiện.

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long rực rỡ sắc Xuân, thu hút đông đảo du khách tham quan. (Ảnh: TTXVN phát)

Ngày 18/2 (mùng 9 tháng Giêng), Lễ dâng hương khai Xuân Giáp Thìn 2024 tại Điện Kính Thiên - Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Thăng Long-Hà Nội tổ chức, đã diễn ra với nhiều nghi thức đặc sắc.

Đây là nghi lễ Tết tiêu biểu của cung đình xưa nằm trong chuỗi hoạt động Tết Việt chào Xuân Giáp Thìn 2024 do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tái hiện.

Lễ dâng hương được tổ chức thường niên với ý nghĩa hướng về cội nguồn tiên tổ, tri ân công đức các bậc tiên đế, các vị vua anh minh, các bậc hiền tài có công với nước, đồng thời tôn vinh các giá trị truyền thống của Thăng Long-Hà Nội.

Nhiều nghi thức truyền thống được tổ chức trang trọng như: Lễ dâng hương, lễ khai ấn, tế lễ, lễ rước, biểu diễn trống hội và múa Rồng.Tham gia lễ dâng hương khai Xuân có các đại biểu Trung ương, thành phố Hà Nội.

Tham gia thực hành nghi lễ có các đội Rồng làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì); đội trống hội Đông Anh; đội tế nam Hoàng Mai; đội dâng hương nữ đình, đền Sở Thượng (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai) cùng hội viên các Chi hội thuộc Hội Di sản Văn hóa Thăng Long-Hà Nội.

Chương trình mở màn bằng màn biểu diễn trống hội Thăng Long thể hiện khí phách hào hùng của Thăng Long-Hà Nội ngàn năm văn hiến và màn múa Rồng tái hiện hình ảnh con Rồng cháu Tiên, với mong ước mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh, quốc thái dân an, nêu cao tinh thần thượng võ và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Tiếp đến là lễ dâng hương của các đại biểu tại Điện Kính Thiên và nghi thức khai ấn bên trong Điện Kính Thiên.

Phần tế lễ diễn ra với đoàn rước từ Đoan Môn vào sân Điện Kính Thiên, biểu diễn trống hội và múa Rồng, hành lễ tế nam quan (dâng chúc văn lễ dâng hương), dâng hương nữ và lễ dâng hương của các đoàn.

Khu Di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội có diện tích 20ha, bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích thành cổ Hà Nội như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, rồng đá điện Kính Thiên, nhà con rồng, nhà D67 và cột cờ Hà Nội.

Cụm di tích này được bao bọc bởi 4 con đường: phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía Tây là đường Hoàng Diệu.

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 2010, với những giá trị di sản, kiến trúc, văn hóa được kết tinh qua hàng nghìn năm lịch sử.

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là nơi ghi đậm dấu ấn những giá trị biểu đạt văn hóa và những sự kiện mang tầm vóc ý nghĩa toàn cầu. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản được ghi nhận bởi 03 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Điện Kính Thiên, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long-Di sản văn hóa thế giới. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây, đến từ Trung Hoa, Champa, Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng.

Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, qui hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội còn là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay.

Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm.

Ngoài ra, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới.

Để thu hút du khách đến tham quan, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội xây dựng nhiều tour du lịch giúp khách khám phá, trải nghiệm các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc. Các tour du lịch này phù hợp với từng nhu cầu của các đối tượng khách và thời gian khách tham quan ở đây.

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội đã nghiên cứu tái hiện nhiều nghi lễ cung đình dịp Tết Nguyên đán như Lễ cúng táo quân, lễ tiến lịch, lễ tiến xuân ngưu (lễ rước trâu đất và thần Câu mang), lễ phất thức (lau rửa và niêm phong ấn), lễ cáp hưởng (mời các vị tiên đế về ăn Tết), lễ thướng tiêu (dựng cây nêu), lễ khai hạ (hạ cây nêu), lễ khai ấn (mở ấn)...

Việc tái hiện nhằm phát huy giá trị các nghi lễ Tết tiêu biểu của cung đình cũng như các giá trị văn hóa Thăng Long-Hà Nội./.

Có thể bạn quan tâm
Sứ mệnh cao cả của Viễn Chi: Hồi ức 10 năm giúp Campuchia

Sứ mệnh cao cả của Viễn Chi: Hồi ức 10 năm giúp Campuchia

13:30 28/06/2024

Những vụ án đình đám dưới sự chỉ đạo phá án của ông Viễn Chi trong 10 năm làm trưởng đoàn chuyên gia an ninh Bộ Nội vụ Việt Nam sang giúp nước bạn Campuchia từ 1979 - 1988 được kể lại trong cuốn Sứ mệnh cao cả (Hồi ức mười năm).

Hơn 85% sinh viên được khảo sát lên mạng xã hội hàng ngày với mục đích gì?

Hơn 85% sinh viên được khảo sát lên mạng xã hội hàng ngày với mục đích gì?

19:20 02/10/2023

Đề tài nghiên cứu “Lối sống và định hướng giá trị của sinh viên hiện nay” do Ban Thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tiến hành khảo sát trên 26.300 sinh viên trên cả nước, với 85,1% sinh viên lựa chọn “lên mạng xã hội” là việc họ làm hàng ngày, trong đó với mục đích giải trí chiếm tỷ lệ cao nhất với 91,4%.

Chân dung 10 gương mặt trẻ Hải quân tiêu biểu nhất 2022

Chân dung 10 gương mặt trẻ Hải quân tiêu biểu nhất 2022

22:30 21/03/2023

Được Quân chủng Hải quân vinh danh và trao thưởng vào ngày mai (22/3), 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu Quân chủng Hải quân năm 2022 đã và đang phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, sự nhiệt huyết trong thực hiện nhiệm vụ, xây dựng đơn vị, góp phần tô thắm thêm truyền thống “Chiến đấu anh dũng; mưu trí sáng tạo; làm chủ vùng biển; quyết chiến quyết thắng” của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng.

Anh Nguyễn Duy Tư làm Bí thư Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Anh Nguyễn Duy Tư làm Bí thư Tỉnh Đoàn Hòa Bình

06:30 20/01/2024

Hội nghị Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn Hòa Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2022 – 2027 thực hiện quy trình về công tác cán bộ. Anh Nguyễn Duy Tư - Phó Bí thư phụ trách Tỉnh Đoàn được tín nhiệm bầu làm Bí thư Tỉnh Đoàn Hòa Bình.

Chỉ 59 bệnh viện dùng bệnh án điện tử, Bộ Y tế muốn lùi lộ trình triển khai

Chỉ 59 bệnh viện dùng bệnh án điện tử, Bộ Y tế muốn lùi lộ trình triển khai

07:30 09/12/2023

Chỉ 59/1.300 bệnh viện cả nước bỏ bệnh án giấy để dùng bệnh án điện tử, Bộ Y tế đánh giá triển khai quá chậm nên đề xuất lùi ba năm lộ trình chuyển đổi.

Thành 'lão tướng' thể hình sau tai nạn thập tử nhất sinh

Thành 'lão tướng' thể hình sau tai nạn thập tử nhất sinh

06:40 18/07/2024

Từng phải đóng đinh ở chân hai năm sau tai nạn, Nhã, 45 tuổi, phục hồi sức khỏe nhờ gym và dinh dưỡng, chinh phục nhiều giải đấu lớn.

Người dân Thanh Hóa háo hức trải nghiệm nét văn hóa Điện Biên

Người dân Thanh Hóa háo hức trải nghiệm nét văn hóa Điện Biên

17:20 19/01/2024

Trong khuôn khổ ' Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên - Thanh Hóa', ngày 19.1 đã có rất nhiều người đến quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa để...

Lễ hội té nước Thái Lan kết thúc với 287 người tử vong

Lễ hội té nước Thái Lan kết thúc với 287 người tử vong

19:20 19/04/2024

Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan Anutin Charnvirakul thông báo có 287 trường hợp tử vong và 2.060 người bị thương do tai nạn giao thông trong tuần lễ Songkran từ ngày 11 đến ngày 17/4.

Bánh mì, bánh hỏi nem lụi, tôm kho nước dừa tại tiệc sake Nhật Bản

Bánh mì, bánh hỏi nem lụi, tôm kho nước dừa tại tiệc sake Nhật Bản

04:30 29/11/2023

Quan khách tham dự sự kiện Explore Sake 2023 chiều 28-11 không khỏi ngạc nhiên khi các món ăn Việt Nam như bánh mì, bánh hỏi nem lụi, tôm kho nước dừa được dọn lên để nhắm cùng rượu sake của Nhật Bản.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới