Khai mạc Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’

13:00 19/07/2024

Sáng 19/7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’.

Khai mạc Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và các vị lãnh đạo đến dự Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’. (Ảnh: Tuấn Anh)

Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, các đồng chí Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Ngoại giao, các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, đại diện gia đình các thành viên Đoàn đàm phán, ký kết và thi hành hiệp định Geneve.

Tin liên quan
Toàn cảnh khai mạc Triển lãm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam
Toàn cảnh khai mạc Triển lãm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Hội thảo “70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam” nhằm nêu bật tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của Hiệp định Geneve đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới; đồng thời, đúc kết những bài học kinh nghiệm quý báu vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Đây cũng là dịp để các đại biểu ghi nhận và tôn vinh những đóng góp to lớn của ngành ngoại giao Việt Nam, trong đó, có công lao của những nhân chứng lịch sử, những người đã đàm phán, ký kết và đem đến thắng lợi của Hội nghị Geneve, mở ra một giai đoạn mới cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Cẩm nang chứa đựng nhiều bài học quý giá về đối ngoại

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, cách đây đúng 70 năm, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết tại Geneve (Thụy Sỹ) và trở thành dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.

Trong lần tham dự đầu tiên này, ngoại giao Việt Nam đã khẳng định tâm thế, bản lĩnh, trí lực của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm văn hiến; có ý chí quật cường bảo vệ nền độc lập; thấm đượm tinh hoa văn hoá dân tộc và tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng chia sẻ, nghiên cứu về Hội nghị Geneve luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà chính trị, ngoại giao, quân sự và các nhà nghiên cứu lịch sử ở trong nước và ngoài nước trong suốt 70 năm qua.

Nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học về Hiệp định Geneve đã được tổ chức, và mỗi hội thảo, toạ đàm lại giúp chúng ta có thêm góc nhìn mới, phát hiện mới, kết quả nghiên cứu mới, có giá trị về Hiệp định Geneve.

Thời gian đã lùi xa, các nhân chứng lịch sử hầu như không còn, Hội thảo lần này được tổ chức rất kịp thời, thông qua các trao đổi thẳng thắn, khoa học, khách quan để thống nhất nhận thức trong nội bộ ta về vai trò và ý nghĩa của Hiệp định, trên cơ sở đó đề xuất những sáng kiến, bài học về vận dụng kinh nghiệm từ quá trình đàm phán, ký kết và thi hành Hiệp định trong bối cảnh mới, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác đối ngoại ngày nay.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’. Ảnh: Tuấn Anh)

Tại cuộc Hội thảo hôm nay, trên cơ sở quán triệt ý kiến chỉ đạo, định hướng của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mong các tham luận của các cơ quan và các nhà nghiên cứu tại Hội thảo, dưới góc nhìn lịch sử, sẽ góp phần làm sâu sắc hơn ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Hiệp định Geneve.

Hội thảo cũng là cơ hội để chúng ta ôn lại, tổng kết, đánh giá những bài học quý báu, còn nguyên giá trị của Hội nghị Geneve và Hiệp định Geneve 1954 đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hội thảo cũng quy tụ nhiều bài viết có chất lượng, thể hiện sự quan tâm, nhiệt huyết của các cơ quan, học giả, cán bộ lão thành về quá trình đàm phán, ký kết và thi hành Hiệp định và được tập hợp thành Kỷ yếu Hội thảo, làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo có giá trị.

Quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneve là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học quý giá về đối ngoại, thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Paris 1973 sau này, cũng như trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Việc đúc kết các bài học lịch sử từ quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneve 1954 có ý nghĩa rất thiết thực, góp phần phục vụ nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận, phương pháp luận cho đối ngoại và ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh cũng như xây dựng, hoàn thiện và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng trong các giai đoạn phát triển mới của đất nước.

5 bài học đối ngoại lớn

Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, mở ra thắng lợi to lớn kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam, đã trở thành mốc son chói lọi của nền ngoại giao cách mạng non trẻ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ý nghĩa lịch sử to lớn của Hiệp định Geneve được thể hiện rõ trong Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Geneve thành công của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 22/7/1954: “Ngoại giao ta đã thắng lợi to… Chính phủ Pháp đã thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của nước ta, thừa nhận quân đội Pháp sẽ rút khỏi nước ta,...”.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu định hướng Hội thảo khoa học. (Ảnh: Tuấn Anh)

Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: “Đạt được Hiệp định nói trên là một thắng lợi vĩ đại của nhân dân và quân đội ta...cũng là thắng lợi của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, của nhân dân các nước bạn... của nhân dân Pháp...là thất bại của chủ nghĩa thực dân xâm lược... là thất bại của đế quốc Mỹ”.

Nói về ý nghĩa thắng lợi và cục diện mới của cách mạng Việt Nam do Hiệp định Geneve mang đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “Nếu như trước đây ta chỉ có rừng núi và đêm, giờ đây ta có cả sông biển và ban ngày”.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, 70 năm đã trôi qua nhưng ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam vẫn còn vẹn nguyên giá trị với những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu, phản ánh sinh động nguyên tắc, phương châm, nghệ thuật đối ngoại, sự trưởng thành và những đóng góp to lớn của nền ngoại giao Việt Nam cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; toả sáng ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Đó là các bài học.

Một là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Thắng lợi của Đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành được tại Hội nghị Geneve là kết quả của đường lối cách mạng, đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, đường lối đối ngoại đúng đắn dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đó là một trong những minh chứng hùng hồn nhất về sự thắng lợi của ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; của ngọn cờ công lý và chính nghĩa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đanh thép trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”.

Đó còn là sự thắng lợi của ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất của toàn thể dân tộc Việt Nam hưởng ứng và đi theo Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với quyết tâm: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Hai là, phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. Hiệp định Geneve là thành quả của cuộc đấu tranh bền bỉ của quân và dân ta, từ chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 đến Chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950 và tiến công Chiến lược Đông Xuân năm 1953-1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Diễn biến của Hội nghị Geneve đã phản ánh thực tế so sánh lực lượng trên chiến trường, khi quân và dân ta đẩy mạnh các hoạt động tiến công thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch để phối hợp với đấu tranh ngoại giao, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán trên thế thua.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phương châm “vừa đánh, vừa đàm” đã được vận dụng và phát triển sáng tạo trong quá trình đàm phán ở Hội nghị Paris (1965-1973), với sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị với đấu tranh ngoại giao, lấy kết quả tác chiến trên chiến trường làm cơ sở để giành thắng lợi trên bàn đàm phán.

Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn.” Từ nhận thức sâu sắc đó, trong thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập, Đảng ta đã đề ra chủ trương kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại; coi đẩy mạnh đối ngoại là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên; phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại cùng với tăng cường quốc phòng, an ninh để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy, tạo lập môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Các đại biểu đến dự Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ba là, giữ vững độc lập, tự chủ; bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết và trước hết. Đây là bài học mang tính nguyên tắc của nền ngoại giao Việt Nam, được thực hành, vận dụng sáng tạo bởi những nhà ngoại giao xuất sắc trong thời đại Hồ Chí Minh, xuyên suốt trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Mặc dù Hội nghị Geneve được tổ chức theo sáng kiến và chịu nhiều tác động, sức ép của các nước lớn với những lợi ích và mục tiêu khác nhau, nhưng với tư thế của người chiến thắng, Phái đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế, giương cao ngọn cờ chính nghĩa, mong muốn có hoà bình, chấm dứt chiến tranh; vừa kiên quyết giữ vững lập trường có tính nguyên tắc, như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam” trong quá trình đàm phán đi đến ký kết Hiệp định Geneve.

Kế thừa và phát triển bài học đó, ngày nay, Đảng ta đã đề ra chủ trương đúng đắn: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa”; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.

Bốn là quán triệt sâu sắc phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Geneve cho thấy, nguyên tắc bất biến là giữ vững độc lập, tự chủ, kiên trì đấu tranh cho một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và thống nhất trọn vẹn; ứng vạn biến là mềm dẻo, linh hoạt về sách lược trong những tình huống cụ thể để giành thắng lợi từng bước, từng bộ phận để đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Việc vận dụng, thực hành sáng tạo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược” của ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới chính là biểu hiện sinh động cho đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát, đó là: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển; mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường.

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’. (Ảnh: Tuấn Anh)

Năm là, phát huy sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giương cao ngọn cờ chính nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và thắng lợi trên bàn đàm phán tại Hội nghị Geneve là chiến thắng của sức mạnh vĩ đại của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, với sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, trong đó có cả nhân dân tiến bộ Pháp và các nước thuộc địa.

Trong quá trình đàm phán tại Hội nghị Geneve, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa luôn coi trọng công tác tuyên truyền và tranh thủ dư luận quốc tế nhằm nêu cao lập trường chính nghĩa, vì hòa bình, hợp tác và tiến bộ của nhân loại; thể hiện thái độ thiện chí và khát vọng độc lập của nhân dân Việt Nam, vạch trần âm mưu phá hoại Hội nghị, kéo dài đàm phán của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Bài học kinh nghiệm sâu sắc trong đấu tranh dư luận ở Hội nghị Geneve đã được đúc rút và phát huy trong quá trình đàm phán tại Hội nghị Paris, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Phát huy truyền thống của dân tộc và những bài học quý báu của cách mạng Việt Nam, ngày nay, Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm “dân là gốc”, phát huy sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nhấn mạnh: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vì vậy, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị quý vị đại biểu và các nhà khoa học tập trung làm rõ và tiếp tục phân tích, khẳng định Hiệp định Geneve là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; Làm rõ tầm vóc, ý nghĩa của Hiệp định Geneve đối với tiến trình cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới; Phát huy giá trị, các bài học kinh nghiệm của Hiệp định Geneve, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội…

Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng: Phụ huynh bức xúc vì Hiệu trưởng vận động góp tiền xây nhà gửi xe

Hải Phòng: Phụ huynh bức xúc vì Hiệu trưởng vận động góp tiền xây nhà gửi xe

15:50 27/02/2024

Phụ huynh Trường THPT Đồng Hòa (Kiến An, Hải Phòng) bức xúc vì được Hiệu trưởng nhà trường thông báo, huy động tài trợ 800.000đồng/học sinh để xây dựng nhà gửi xe, trong khi nhà gửi xe đã xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhiều tháng trước.

Cựu điều tra viên, kiểm sát viên ở Tiền Giang cùng lãnh án vì làm giả hồ sơ

Cựu điều tra viên, kiểm sát viên ở Tiền Giang cùng lãnh án vì làm giả hồ sơ

15:10 21/07/2023

TAND cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm vụ án giả mạo trong công tác với Lê Quang Huy (cựu điều tra viên) và Nguyễn Hoài Phong (cựu kiểm sát viên).

40 công dân Thủ đô được tặng danh hiệu Người tốt việc tốt năm 2023

40 công dân Thủ đô được tặng danh hiệu Người tốt việc tốt năm 2023

22:50 31/12/2023

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa ký Quyết định tặng danh hiệu “Người tốt việc tốt” năm 2023 cho 40 công dân trên địa bàn thành phố.

Công an tìm bị hại vụ lừa mua 'khu dân cư gần sân bay Long Thành'

Công an tìm bị hại vụ lừa mua 'khu dân cư gần sân bay Long Thành'

17:40 11/09/2023

Công an tỉnh Bình Dương đang tìm kiếm bị hại liên quan đến dự án đất nền 'khu dân cư gần sân bay' tại huyện Long Thành, Đồng Nai.

Ngày mai, nguyên GĐ Trung tâm GDTX ở Nghệ An Lê Thị Dung hầu tòa phúc thẩm

Ngày mai, nguyên GĐ Trung tâm GDTX ở Nghệ An Lê Thị Dung hầu tòa phúc thẩm

18:20 11/06/2023

TAND tỉnh Nghệ An sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án bà Nguyễn Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện Hưng Nguyên về tội 'Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ'. Đây là phiên tòa mà dư luận rất quan tâm thời gian qua. Phía gia đình bà Lê Thị Dung cho biết có 7 luật sư đồng ý bào chữa cho bà Dung tại phiên tòa phúc thẩm. Trước đó, Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An cũng đề...

Lãnh đạo ba nước nhất trí tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng, bảo vệ an ninh biên giới

Lãnh đạo ba nước nhất trí tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng, bảo vệ an ninh biên giới

06:10 18/12/2023

Ngày 17/12, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản tại Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc ăn sáng và làm việc với Thủ tướng CHDCND Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Manet.

TP.HCM cho dùng tạm vỉa hè, lòng đường: Việc cấp phép, trình báo ra sao?

TP.HCM cho dùng tạm vỉa hè, lòng đường: Việc cấp phép, trình báo ra sao?

09:30 29/07/2023

TP.HCM đã lắng nghe nhu cầu thực tế của cư dân đô thị, cho phép sử dụng một phần vỉa hè, lòng đường vào những việc bức thiết trong đời sống như ma chay, cưới hỏi, điểm đậu xe khi gia đình có hữu sự...

Đà Nẵng: Trao phần thưởng cao quý nhất của Trung ương Đoàn cho 10 cá nhân

Đà Nẵng: Trao phần thưởng cao quý nhất của Trung ương Đoàn cho 10 cá nhân

08:00 24/03/2023

Tối 23.3, Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 – 26.3.2023).

Vụ ma túy trong hành lý bốn tiếp viên: Công an TP.HCM 'chưa có thông tin' liên quan bắt hai nghi can

Vụ ma túy trong hành lý bốn tiếp viên: Công an TP.HCM 'chưa có thông tin' liên quan bắt hai nghi can

21:00 23/03/2023

Tại buổi họp báo chiều 23-3, trả lời câu hỏi của phóng viên Tuổi Trẻ Online liên quan việc bắt hai nghi can vụ 'ma túy trong hành lý bốn tiếp viên', thượng tá Lê Mạnh Hà, phó Phòng tham mưu Công an TP.HCM, cho biết 'chưa có thông tin'.

Co loi xay ra
Co loi xay ra