Hải Phòng - Sau thời gian bị nằm bờ do không tuyển được các thuyền viên có đủ chứng chỉ chức danh theo quy định, đến nay nhiều tàu đánh cá của ngư dân tại cảng Mắt Rồng (xã Lập Lễ, Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đã khắc phục khó khăn để tiếp tục ra khơi bám biển.
Khó khăn tìm thuyền viên đủ chứng chỉ
Những tháng sau Tết, hàng trăm tàu đánh cá của ngư dân xã Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) - xã có số lượng tàu lớn đánh bắt cá nhiều nhất trên địa bàn TP Hải Phòng phải nằm bờ do các chủ tàu không thể tuyển được thuyền viên có các chức danh theo quy định.
Cụ thể, theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18.1.2022, quy định đối với tàu cá có chiều dài từ 12 - 15m phải có thuyền trưởng tàu cá hạng III, máy trưởng tàu cá hạng III; nhóm tàu cá có chiều dài từ 15 - 24m phải có thuyền trưởng tàu cá hạng II, máy trưởng tàu cá hạng II và nhóm tàu cá có chiều dài trên 24m phải có thuyền trưởng tàu cá hạng I, thuyền trưởng tàu cá hạng II, máy trưởng tàu cá hạng I và thợ máy tàu cá.
Những trường hợp tàu không có đủ các thuyền viên có chứng chỉ trên, sẽ không được ra khơi. Các quy định trong thông tư này cũng nhằm đảm bảo một trong số các tiêu chí để Việt Nam được gỡ thẻ vàng EC, dự kiến diễn ra vào tháng 4. 2023.
Suốt hơn 6 tháng liên hệ khắp nơi tìm thuyền viên để cùng tàu của gia đình vươn khơi, ông Vũ Văn Nhỏ (trú tại xã Lập Lễ) - thuyền trưởng tàu cá HP-90375-TS kể: "Gần 38 năm nay gắn bó với biển, coi biển là nhà để kiếm kế sinh nhai nên tôi vẫn cố gắng tìm kiếm, liên hệ cả các vùng xung quanh, kiếm thuyền viên có đủ chứng chỉ. Tàu nhà tôi có chiều dài 15m nên phải tìm đủ thuyền trưởng và máy trưởng tàu hạng II.
Khoảng thời gian này, hàng trăm tàu cá của ngư dân bị thiếu thuyền viên do không đủ chứng chỉ nên việc tìm kiếm không hề dễ chút nào. Thậm chí tàu dài 24,3m; muốn vươn khơi còn phải tìm kiếm được đủ 4 chức danh theo quy định mới, còn khó khăn hơn nữa".
"Tàu nhà tôi được đóng theo Nghị định 67 với số tiền hơn 25 tỉ đồng dài 34,1m nên ngoài tôi có chứng chỉ thuyền trưởng hạng I, còn phải tuyển thêm 3 chức danh nữa mới đủ quy định" - anh Đinh Văn Thắng cho biết.
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Quyết - Phó Chủ tịch UBND xã Lập Lễ xác nhận, thời gian vừa qua, nhiều tàu cá của ngư dân tại địa phương, do thuyền viên không có đủ chứng chỉ nghề nên dẫn đến tình trạng bị nằm bờ, không thể ra khơi đánh bắt.
Cũng theo ông Quyết, việc tàu nằm bờ nhiều tháng gây ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân địa phương. Đối với những phương tiện lớn, nhiều ngư dân phải vay vốn, thế chấp ngân hàng, nên tàu phải nằm bờ sẽ ảnh hưởng đến việc trả lãi xuất hàng tháng.
Ngoài ra, còn liên quan đến thu nhập hàng năm, việc phát triển kinh tế chung của địa phương.
Vượt khó, ra khơi bám biển
Ghi nhận của Lao Động chiều 14.3, tại khu vực tập kết tàu thuyền cảng Mắt Rồng (xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên), nhiều ghe tàu ngư dân đang tất bật, người chuẩn bị nhiên liệu, thực phẩm,… người vá lưới, sẵn sàng cho những chuyến đánh bắt dài ngày trên biển sau hơn 6 tháng nằm bờ.
Ông Nguyễn Đức Văn - chủ tàu HP-90615-TS cùng các thuyền viên cũng đang chuẩn bị lưới và ngư cụ cho lần ra khơi đầu tiên sau thời gian dài nằm bờ.
Theo ông Văn, với chiều dài 23,8m, để tàu của gia đình được ra khơi, anh và con trai anh có đủ chứng chỉ thuyền trưởng và máy trưởng tàu cá hạng II, gia đình cũng tìm thêm 5 thuyền viên đi cùng. Hầu hết, các thuyền viên đều là người từ Nghệ An, được mọi người trong vùng giới thiệu cho gia đình anh.
"Suốt hơn 6 tháng, các hộ gia đình có tàu vươn khơi phải đầu tư kinh phí cho các thành viên trong gia đình mình đi học để được cấp chứng chỉ, nếu không tàu không được ra khơi. Tìm người lại khó, nên mọi người phải xoay xở đủ mọi cách" - ông Nhỏ nói.
Ngoài việc lo đủ chứng chỉ theo tiêu chuẩn, nhiều chủ tàu còn lo lắng về sản lượng khai thác được, không biết có đủ chi phí trang trải và trả thù lao cho thuyền viên sau thời gian dài nằm bờ hay không.
"Một lần đi biển như thế này chi phí rất lớn, 20 ngày đi biển chi phí có khi đến 350 triệu/chuyến, nhưng việc thu nhập còn phụ thuộc vào tình hình thực tế. Chúng tôi đi biển, tìm đủ thuyền viên rồi mà đánh bắt không có sản lượng thì không đủ chi trả các chi phí đầu tư" - ông Nguyễn Đức Văn nói.
Đại diện ban tổ chức giải Tay Ho Half Marathon 2024 cho biết vận động viên P.B.M. bị ngưng tim trên đường chạy có tiền sử cao huyết áp. Tuy nhiên, ban tổ chức không nắm được thông tin này khi anh M. đăng ký tham gia. 'Thông tin từ người nhà cung cấp cho bác sỹ ở bệnh viện là anh M. có tiền sử cao huyết áp, sử dụng thuốc cao huyết áp 4 năm. Nếu anh M. có bệnh nền như vậy không nên tham gia các giải chạy. Ban tổ chức không thể biết việc vận động...
Truyền thông Nga đưa tin một tàu chở hóa chất của Nga đã bị máy bay không người lái (drone) của Ukraine tấn công.
Tối 14.6, tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra Chương trình 'Khát vọng bình yên', tôn vinh điển hình tiên tiến và hưởng ứng Tháng hành...
Theo tờ trình HĐND tỉnh, khu Trung tâm hành chính - chính trị tỉnh Đồng Nai rộng 44ha sẽ được đặt tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1.
Quận Bình Tân kiến nghị xây nhà lưu trữ tro cốt tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa nhưng các sở, ngành cho rằng chưa phù hợp quy hoạch.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Hạ viện Philippines nhất trí thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển thực chất, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế-thương mại và đầu tư.
Sau khi công an vào cuộc điều tra và làm việc với thầy giáo N. Chủ tịch huyện Con Cuông đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác giảng dạy đối với người này.
Nguồn cung cấp điện đã bị cắt trên toàn Lebanon kể từ tối 23.8 do hai nhà máy nhiệt điện cuối cùng ngừng hoạt động do nợ nần.
Sáng ngày 06/9, trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU) đã tổ chức Lễ ra mắt Hội đồng trường nhiệm kỳ 2024 – 2029 và tri ân các Nhà sáng lập. Đây là sự kiện đánh dấu cột mốc chuyển đổi thành công STU từ loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục. Đồng thời, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nhà trường.