Trong bài phỏng vấn đăng tải trên The Economist ngày 24/5, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng các quy định sử dụng vũ khí phương Tây của tổ chức này nên được nới lỏng.
Xung quanh khả năng NATO cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tấn công Nga |
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Nguồn: Anadolu) |
Cụ thể, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg kêu gọi các nước đồng minh NATO cho phép Ukraine sử dụng vũ khí được các nước này cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga.
Điều này rõ ràng nhắm vào chính sách của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc “kiểm soát những gì Ukraine có thể và không thể tấn công Nga bằng các hệ thống do Mỹ cung cấp”.
Tổng thư ký NATO cho rằng đã đến lúc các đồng minh cân nhắc dỡ bỏ hạn chế đối với vũ khí viện trợ cho Ukraine. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nhiều cuộc giao tranh đang diễn ra ở Kharkov và việc Kiev không được sử dụng những vũ khí NATO viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga khiến Ukraine không thể phản công.
Tin liên quan |
Để di cư không còn là những hành trình dài nguy hiểm Để di cư không còn là những hành trình dài nguy hiểm |
Nếu muốn tấn công các mục tiêu ở lãnh thổ Nga, Ukraine lâu nay phải phụ thuộc vào thiết bị bay không người lái (UAV) tự sản xuất trong nước, vốn hiệu quả rất hạn chế.
Phát biểu này của ông Stoltenberg đã gây nhiều tranh cãi trong các nước NATO do lo ngại rằng xung đột có thể lan rộng.
Một số nhà phân tích phương Tây chỉ ra rằng ngay khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine, Mỹ nhiều lần từ chối cung cấp vũ khí cho Kiev và chỉ nhượng bộ nhiều tháng sau đó.
Danh sách này gồm Hệ thống phóng tên lửa đa năng (HIMARS), xe tăng Abrams, máy bay chiến đấu F-16 và Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn (ATACMS).
Lý do Mỹ đưa ra là “muốn tránh gây phản ứng leo thang từ phía Nga”, đặc biệt là việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào tháng 5/2023 đề cập khả năng triển khai lực lượng NATO ở Ukraine, Nga đã tiến hành tập trận hạt nhân ở Belarus, động thái khiến Mỹ hết sức lo ngại.
Nhấn mạnh nhiệm vụ ngăn chặn xung đột Nga-Ukraine leo thang thành xung đột toàn diện giữa Nga và NATO ở châu Âu, Tổng thư ký NATO cũng vạch ra sự khác biệt giữa việc cung cấp vũ khí, huấn luyện và can dự quân sự.
Theo ông Stoltenberg, NATO cung cấp huấn luyện, vũ khí, đạn dược cho Ukraine, nhưng sẽ không trực tiếp tham gia từ lãnh thổ NATO vào các hoạt động chiến đấu ở Ukraine.
Khi được hỏi về ý tưởng NATO đóng quân ở Ukraine nếu được Kiev yêu cầu và được Tổng thống Pháp ủng hộ, ông Stoltenberg khẳng định rằng NATO không có ý định đưa bộ binh vào Ukraine để đảm bảo “không leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện”.
Trong khi đó, sau khi đến Kiev ngày 14/5 và sau tuyên bố của Ngoại trưởng Anh David Cameron, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Ukraine được sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất để tấn công các mục tiêu ở Nga.
Động thái này được cho là sự mở đường của Washington về khả năng cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công các căn cứ quân sự và hệ thống tên lửa nằm trong lãnh thổ Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gần đây cũng ám chỉ rằng máy bay Nga phóng “bom lượn” từ không phận Nga có thể là mục tiêu hợp pháp của tên lửa Mỹ. Tuy nhiên, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan luôn kêu gọi thận trọng.
Trước lợi thế bất đối xứng của Nga trên xung đột, ông Stoltenberg cho rằng Ukraine nên có quyền sử dụng vũ khí tầm xa của Mỹ. Tuy nhiên, ông Stoltenberg cũng phân biệt giữa việc cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu ở Nga bằng các hệ thống được tài trợ và sự tham gia trực tiếp của NATO vào cuộc xung đột.
Trước đó hôm 14/5, Tổng thư ký NATO tiền nhiệm Anders Fogh Rasmussen đã kêu gọi cho phép các nước NATO ở Đông Âu sử dụng hệ thống phòng không trên mặt đất để bắn hạ tên lửa và UAV của Nga hướng đến Ukraine. Ông Stoltenberg đã bác bỏ ý kiến này và khẳng định “NATO sẽ không tham gia vào cuộc xung đột”.
Xung quanh khả năng NATO cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tấn công Nga |
Việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây cung cấp để tấn công bên trong lãnh thổ Nga có nguy cơ khiến xung đột lan rộng. Ảnh minh họa: Lính pháo binh Ukraine nạp đạn bên trong pháo tự hành 2S1 Gvozdika tại một vị trí dọc chiến tuyến, khu vực Donetsk. (Nguồn: AFP) |
Liên quan đến triển vọng Ukraine gia nhập NATO, nội dung cuộc phỏng vấn cho thấy điều này dường như vẫn còn xa vời.
Theo ông Stoltenberg, chỉ khi vấn đề chính trị được giải quyết (xung đột kết thúc và biên giới Ukraine được định đoạt), Kiev mới sẵn sàng về mặt kỹ thuật để trở thành thành viên NATO.
Điều quan trọng khác là các cơ quan quốc phòng và an ninh của Ukraine phải đáp ứng các tiêu chuẩn của NATO để Kiev có thể gia nhập. Do Kiev ngày càng có nhiều vũ khí đạt chuẩn NATO và quân đội Ukraine được huấn luyện theo các phương pháp của NATO nên việc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sẽ tương đối dễ dàng.
Đồng thời, ông Stoltenberg cũng muốn NATO có vai trò lớn hơn trong việc điều phối hỗ trợ và huấn luyện an ninh, tiếp quản phần lớn kết quả đã đạt được của Nhóm Liên lạc quốc phòng Ukraine (nhóm Ramstein) triển khai cho đến nay. Ông cho rằng đây là liên minh 56 quốc gia cùng nhau giúp Ukraine và điều này là hợp lý vì 99% hỗ trợ quân sự được cung cấp bởi các nước thành viên NATO.
Ngay cả khi xung đột kết thúc, Kiev cũng khó có thể trở thành thành viên của NATO trong nhiều năm tới. Liên minh này hoạt động dựa trên sự đồng thuận. Sẽ rất khó để Ukraine đáp ứng các yêu cầu chính trị của mọi quốc gia thành viên, bởi nếu Ukraine gia nhập NATO, các thành viên khác của liên minh sẽ có nghĩa vụ bảo vệ Ukraine theo Điều 5 nếu nước này bị tấn công.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng “các cuộc tấn công mạng của Nga có thể đạt đến ngưỡng áp dụng Điều 5”.
Ngoài ra, ông Stoltenberg cũng cảnh báo không nên mong đợi bất kỳ vấn đề dài hạn quan trọng nào có lợi cho Ukraine tại Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO ở Washington vào cuối mùa Hè này.
Tại Hội nghị thượng đỉnh sắp tới, ông Stoltenberg vẫn nhấn mạnh cam kết về sứ mệnh trọng tâm của NATO là “gìn giữ hòa bình”. Và theo ông, cách NATO bảo vệ hòa bình trong 75 năm qua “không phải là tiến hành chiến tranh mà thực sự là ngăn chặn chiến tranh”.
Theo Tổng thống Putin, NATO từ chối Nga gia nhập là do lợi ích địa chính trị của tập thể phương Tây.
Harris được cho là sẽ tiếp nối chính sách châu Á của người tiền nhiệm Biden, trong khi Trump có thể quyết liệt hơn với Trung Quốc và tác động mạnh hơn tới khu vực.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov kêu gọi Mỹ đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng đối với Hội nghị cấp cao APEC cho tất cả các phái đoàn và cấp thị thực đúng hạn.
Nga triệu Đại sứ Mỹ phản đối vụ tấn công Sevastopol, Trung Quốc miễn thị thực cho công dân Ba Lan, NATO muốn khơi mào cuộc chiến tổng lực với Nga, Belarus sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Ngày 9/9, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thảo luận về việc làm sâu sắc thêm quan hệ giữa hai nước bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 đang diễn ra ở New Delhi, Ấn Độ.
Ngày 26/6, Đại sứ của Liên minh châu Âu (EU) tại Ukraine, bà Katarina Mathermova, tuyên bố Ukraine có thể gia nhập EU vào năm 2030.
Ông Putin nói chiến dịch tấn công của Ukraine ở tỉnh Kursk không ảnh hưởng đến đà tiến của Nga ở vùng Donbass và Moskva sẽ 'xử lý những kẻ xâm phạm lãnh thổ'.
Tên lửa hành trình Nga bắn trúng một nhà kho ở thành phố cảng Odessa, gây ra đám cháy bao phủ diện tích rộng hàng nghìn m2, theo Ukraine.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko cho biết, nước này sẽ ký thỏa thuận mới về hợp tác toàn diện với Iran trong tương lai rất gần.