Tàu ngầm hạt nhân Tula của Nga xuất hiện kết cấu giống giáp lồng chống drone, vốn thường được lắp trên xe tăng, thiết giáp tham chiến ở Ukraine.
Video được kênh Rossiya-24 của Nga công bố gần đây cho thấy tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo K-114 Tula và tàu ngầm hạt nhân tấn công K-157 Vepr neo đậu ở trạng thái nổi tại quân cảng ở Gadzhievo, tỉnh Murmansk.
Trong video, trên tháp chỉ huy của tàu Tula có kết cấu giống giáp lồng chống máy bay không người lái cỡ nhỏ (drone), vốn được sử dụng lắp trên nhiều xe tăng, thiết giáp và phương tiện cơ giới tham gia xung đột Nga - Ukraine.
"Đây dường như là lần đầu tiên giáp lồng chống drone kiểu này được lắp trên tàu ngầm. Điều này nhấn mạnh mối đe dọa ngày càng tăng và phổ biến từ drone, thứ vũ khí không chỉ riêng lực lượng vũ trang Nga phải đối mặt", biên tập viên Joseph Trevithick của TWZ nhận định.
Giáp lồng ban đầu được Nga lắp cho một số xe tăng tham chiến ở Ukraine trong giai đoạn đầu xung đột. Khi drone được sử dụng ngày càng phổ biến, loại giáp thô sơ này được cả hai bên ứng dụng rộng rãi.
Nhiều kiểu giáp lồng đã xuất hiện trong xung đột Nga - Ukraine. Phần lớn do binh lính chế tạo tại chỗ, song ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang cung cấp giáp lồng sản xuất loạt với tiêu chuẩn kỹ thuật riêng.
Thị trấn Gadzhievo cách chiến tuyến hơn 1.600 km, nằm ngoài tầm với của máy bay không người lái (UAV) tự sát tầm xa của Ukraine. Tuy nhiên, một số nhóm phá hoại thân Ukraine từng thực hiện các vụ tập kích bên trong lãnh thổ nước Nga, sử dụng drone tầm ngắn mang vũ khí.
"Tháp chỉ huy trên tàu ngầm đang nổi, đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, là mục tiêu đặc biệt hấp dẫn cho một cuộc tấn công bằng drone", Trevithick nhận định.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định kết cấu trên nóc tháp chỉ huy tàu ngầm Tula cũng có thể là một phần của tấm che nắng hoặc được sử dụng cho mục đích khác. Chưa rõ kết cấu này sẽ ra sao khi tàu lặn xuống. Trevithick nhận định thiết kế hợp lý nhất là bộ phận nói trên có thể dễ tháo ra khi cần, thay vì hàn chết vào thân tàu.
Nguyễn Tiến (Theo TWZ, AFP, Reuters)
Nhà máy lọc dầu ở tỉnh Volgograd của Nga bốc cháy sau khi trúng đòn tập kích của UAV Ukraine, song không có thương vong.
Chính quyền Biden muốn xóa nợ 4,7 tỉ USD cho Ukraine nhưng có thể bị chặn ở Quốc hội; Hà Lan giao 2 chiếc F-16 cho Ukraine.
Sau thời gian chiến đấu cho quân đội Ukraine, nhiều cựu binh Belarus đối mặt cuộc sống bấp bênh và không được hỗ trợ ở đất nước họ từng bảo vệ.
Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1 theo thang gió bão Saffir-Simpson gồm 5 cấp.
Xung đột triền miên, chia rẽ về vấn đề kinh tế, an ninh hay sắc tộc được coi là những nguyên nhân thúc đẩy cuộc đảo chính quân sự ở Niger.
Phó đô đốc Mỹ cho biết nhóm Houthi lần đầu sử dụng xuồng không người lái để tấn công tự sát ở Biển Đỏ, nhưng không gây thiệt hại.
3 tàu Hải quân Ấn Độ gồm INS Delhi, INS Shakti và INS Kiltan đã hoàn tất chuyến thăm Manila, Philippines trong khuôn khổ triển khai hoạt động của Hạm đội miền Đông thuộc Hải quân Ấn Độ tới Biển Đông.
Quan chức Nga gặp đại diện Hamas tại Moskva, kêu gọi nhóm thả toàn bộ con tin và thảo luận về nguy cơ xảy ra thảm họa nhân đạo tại Dải Gaza.
Israel công bố kết quả điều tra vụ tập kích đoàn xe cứu trợ quốc tế, thừa nhận quân nhân vi phạm quy định và phạm hàng loạt sai lầm.