Thủ tướng Giorgia Meloni cho biết itlay và Anh cùng phối hợp ngăn chặn các tàu chở người nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu và kêu gọi các nước khác cùng hành động khẩn cấp.
Italy và Anh mong muốn dẫn đầu các nỗ lực chống nhập cư bất hợp pháp tại châu Âu.
Cụ thể, trong bài viết chung đăng ngày 6/10 trên các báo Corriere della Sera của Italy và The Times của Anh, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni và người đồng cấp Anh Rishi Sunak khẳng định có cùng quan điểm và mục tiêu trong việc giải quyết vấn đề di cư.
Theo Thủ tướng Meloni, hai bên cùng phối hợp ngăn chặn các tàu chở người nhập cư và kêu gọi các nước khác cùng hành động khẩn cấp.
Trước đó, ngày 5/10, hai nhà lãnh đạo này đã đồng tổ chức một hội nghị về nhập cư với sự tham dự của các nhà lãnh đạo châu Âu bên lề Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng chính trị châu Âu ở Granada, Tây Ban Nha.
Tham gia cuộc họp này còn có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Albania Edi Rama và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen.
Trong bài viết, Thủ tướng Meloni và Thủ tướng Sunak cho biết tại hội nghị các nhà lãnh đạo đã cam kết thực hiện hành động để hỗ trợ lẫn nhau giải quyết các thách thức từ tình trạng nhập cư bất hợp pháp.
Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu diễn ra trong các ngày 5-6/10 thảo luận về dự luật nhằm chia sẻ trách nhiệm trong việc giải quyết những người di cư mới đến. Tuy nhiên, Anh và Italy muốn hành động ngăn chặn các tàu, thuyền chở người di cư từ nơi xuất phát. Theo đó, tại Granada, hai nước này đã nhất trí về dự thảo kế hoạch với một số quốc gia và tổ chức như EC và các nước thành viên EU gồm Pháp, Hà Lan, Albania.
Mâu thuẫn kéo dài về cách xử lý người tị nạn và người nhập cư đã gây khó khăn cho Liên minh châu Âu (EU) kể từ khi hơn 1 triệu người đến Địa Trung Hải trên những chiếc thuyền của những kẻ buôn người vào năm 2015.
Tranh cãi gay gắt giữa các nước thành viên làm sứt mẻ sự đoàn kết của khối. Lượng người di cư gia tăng đến các quốc gia thành viên tuyến đầu đã bộc lộ những hạn chế của EU trong việc thống nhất cách tiếp cận chung và đã trở thành vấn đề ngày càng khó giải quyết ở "Lục địa già"./.
Nhiều chuyên gia, học giả, dù góc nhìn khác nhau, nhưng cùng gặp nhau trong luận điểm, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Ngày 10/7, cơ quan báo chí Quân khu miền Đông của Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) cho biết, 2 khinh hạm thuộc Hạm đội này, gồm Rezky và Gromky, đã tiến hành các cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Hoa Đông.
Lãnh đạo Hamas cáo buộc Israel phá hoại các cuộc đàm phán đình chiến sau khi quân đội nước này đột kích bệnh viện lớn nhất ở Dải Gaza.
Ngày 7/8, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp bà Silvia Danailov, tân Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam đến trình thư Ủy nhiệm.
Trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông tiếp tục leo thang, Mỹ đang nỗ lực các nỗ lực thuyết phục Saudi Arabia chấp nhận quan hệ ngoại giao với Israel, song Riyadh vừa đưa ra hành động cứng rắn.
Ngày 1/2 (giờ Bỉ), nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - EU lần thứ 24 và Diễn đàn Bộ trưởng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lần thứ 3, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Đồng Bộ trưởng Ngoại giao Australia Tim Watts.
Một vụ pháo kích của quân đội Nga vào thị trấn Kostiantynivka ở miền Đông Ukraine sáng 2/4 đã làm nhiều dân thường thiệt mạng.
Phản ứng của ông Trump và ông Biden với vụ Iran tập kích Israel đã cho thấy khác biệt trong chính sách của hai người đối với cả đồng minh lẫn đối thủ Mỹ.
Nhân chứng cho biết nhiều người bị thương nằm la liệt trên đường sau vụ máy nhắn tin của Hezbollah phát nổ hàng loạt, mô tả cảnh tượng 'như thành phố xác sống'.