Ngày càng nhiều người Nhật lựa chọn hôn nhân tình bạn, không có tình yêu hay tình dục. Chỉ có sở thích và giá trị chung là điều gắn kết họ.
Theo báo South China Morning Post (SCMP), khoảng 1% trong số 124 triệu dân Nhật Bản mong muốn đi theo xu hướng hôn nhân tình bạn, chủ yếu là người vô tính, người đồng tính và người dị tính mất niềm tin vào hôn nhân truyền thống.
Số liệu này được thu thập từ Colorus, nơi tự nhận là tổ chức đầu tiên và duy nhất tại Nhật Bản chuyên về hôn nhân tình bạn. Kể từ khi thành lập vào tháng 3-2015, khoảng 500 thành viên đã bước vào hôn nhân tình bạn. Vài người trong số này đã có con cái.
Hôn nhân tình bạn được định nghĩa là "một mối quan hệ sống chung dựa trên sở thích và giá trị chung". Đây không phải là tình yêu lãng mạn truyền thống hay kết hôn với người thân thiết.
Trong mối quan hệ hôn nhân tình bạn, các đối tác là vợ chồng hợp pháp nhưng không có tình yêu lãng mạn hay quan hệ tình dục. Các cặp đôi có thể lựa chọn sống cùng nhau hoặc riêng rẽ. Nếu muốn có con, họ có thể sử dụng thụ tinh nhân tạo.
Cả hai cá nhân đều có thể theo đuổi các mối quan hệ yêu đương với người khác ngoài hôn nhân, miễn là có sự đồng thuận của cả hai bên.
"Hôn nhân tình bạn giống như tìm một bạn cùng phòng có sở thích giống nhau", một người đã ở trong một mối quan hệ như vậy trong ba năm trả lời với SCMP.
"Tôi không phù hợp để làm bạn gái, nhưng tôi có thể làm một người bạn tốt. Tôi chỉ muốn tìm ai đó có sở thích giống nhau để cùng làm những việc chúng tôi đều thích, trò chuyện và cười đùa" - một người khác nói.
Theo Colorus, trước khi bước vào cuộc hôn nhân tình bạn, các cặp đôi thường dành nhiều giờ hoặc ngày để thảo luận chi tiết về cuộc sống của họ, chẳng hạn như việc ăn chung, chia sẻ chi phí, ai giặt đồ và thậm chí là cách phân chia không gian tủ lạnh.
Những cuộc thảo luận này có vẻ không hề lãng mạn, nhưng đã giúp khoảng 80% các cặp đôi sống hạnh phúc bên nhau và trong nhiều trường hợp có con.
Theo Colorus, những người quan tâm đến hôn nhân tình bạn có độ tuổi trung bình là 32,5 với thu nhập vượt mức trung bình quốc gia, và khoảng 85% có bằng cử nhân trở lên. Xu hướng này đặc biệt thu hút những người vô tính và người đồng tính.
Nhiều người vô tính, không thể cảm thấy ham muốn tình dục hay yêu đương, vẫn khao khát kết nối và tình bạn. Người đồng tính có thể chọn hôn nhân tình bạn như một sự thay thế, vì hôn nhân đồng giới vẫn bất hợp pháp ở Nhật Bản.
Một số người trẻ dị tính, do không thích các mẫu hôn nhân truyền thống hay mối quan hệ lãng mạn nhưng vì chịu áp lực xã hội, cũng đã chấp nhận xu hướng mới này. Họ là những người muốn thể hiện một vỏ bọc "ổn định và trưởng thành" nhằm thăng tiến sự nghiệp hoặc làm hài lòng cha mẹ.
Theo báo cáo của Văn phòng Nội các Nhật Bản, khoảng 75% người Nhật ở độ tuổi 30 vẫn coi hôn nhân là mục tiêu cuộc sống. Tuy nhiên theo một cuộc khảo sát năm 2016, 47,2% các cặp đôi Nhật Bản đã kết hôn không có quan hệ tình dục trong tháng và con số này đang tăng.
Trên toàn thế giới, giới trẻ ngày càng khám phá những kiểu quan hệ ngoài chuẩn mực hôn nhân truyền thống.
Chẳng hạn, hai phụ nữ 24 tuổi đến từ Singapore và là bạn thân từ thời thơ ấu, đã quyết định trở thành bạn đời và sống cùng nhau ở Los Angeles (Mỹ). Mối quan hệ của họ không có yếu tố tình dục.
Tại Trung Quốc, ngày càng nhiều người trẻ chọn mua nhà và sống cùng bạn thân. Luật sư về hôn nhân Zhao Li mô tả hôn nhân tình bạn bằng một câu: "Trên tình bạn, dưới tình yêu" và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được thỏa thuận tiền hôn nhân với dạng này.
"Mặc dù một cuộc hôn nhân không tình dục có thể không dành cho tất cả, nhưng không nhất thiết bị xem là không lành mạnh hay bất thường", Ma Xiaonian, một bác sĩ Trung Quốc với hơn 30 năm kinh nghiệm trong giáo dục giới tính và nghiên cứu liên quan, nói với SCMP.
Theo thông báo của Ban tổ chức Giải thưởng và triển lãm ảnh Yearbook 2024 (Anh), tác phẩm “Ngày xưa” (tạm dịch từ “A long time ago”) nằm trong dự...
TP - Nguyễn Minh Anh (SN 2004; cựu học sinh chuyên Anh, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An), hiện là sinh viên năm 2 Trường ĐH Ngoại thương, vừa được Thành Đoàn Hà Nội chọn là đại sứ tuyên truyền về lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
Sau những thành công tại vòng thi khu vực miền Nam, vòng thi dành cho các thí sinh khu vực miền Bắc cuộc thi “Tiếng hát sinh viên” toàn quốc diễn ra tại Đại học Thủy Lợi (Hà Nội) tối qua, với sự tham gia tranh tài của 21 đội, gồm 60 tiết mục và hơn 500 thí sinh.
Em 34 tuổi, người gốc Bắc, sống và làm việc tại thành phố Đà Nẵng, là phụ nữ độc thân khi hôn nhân của kết thúc vào năm trước.
Nhiều cựu thanh niên xung phong đã rơi nước mắt khi thấy lại hình ảnh của mình qua những thước phim lịch sử.
Đó là đề nghị của Đại tá Trần Viết Năng - Trưởng ban Thanh niên Quân đội, tại chương trình hội đàm giữa hai đoàn sĩ quan trẻ Việt Nam và Campuchia, diễn ra chiều 14/9, tại TPHCM. Chương trình nhằm tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hai Quân đội.
Hôm nay (28-10), hội thi cán bộ 'Tham mưu tốt - dân vận khéo' tại TP.HCM chính thức khai mạc và bắt đầu bước vào vòng loại với các đợt thi trắc nghiệm.
Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028, tối 18/12, các đại biểu sinh viên đã tham dự chương trình nghệ thuật Tinh hoa Bắc Bộ (tại Quốc Oai, Hà Nội). Các đại biểu sinh viên trong nước và nước ngoài đã có dịp chia sẻ cảm xúc và bày tỏ thông điệp về giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá từ chương trình nghệ thuật tái hiện lại văn hoá dân gian Bắc Bộ.
Câu chuyện trong tiểu thuyết 25 độ âm của tác giả 9x Thảo Trang vừa ra mắt bạn đọc gợi nhớ tới thảm kịch 39 người Việt chết trong container đông lạnh ở Anh năm 2019.