Hành lang Philadelphi, hay còn gọi là trục Salah Al Din, là một phần quan trọng trong bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào giữa Israel và phong trào Hamas, song đến nay, quốc gia Trung Đông chưa thỏa hiệp về điều kiện rút quân khỏi nơi này.
![]() |
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cáo buộc vũ khí đang được đưa vào Gaza qua Hành lang Philadelphi. (Nguồn: Alarabiya) |
Báo điện tử Time of Israel đưa tin, ngày 4/9, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố, việc rút quân khỏi hành lang Philadelphi ở biên giới giữa miền Nam Gaza và Ai Cập là một "ranh giới đỏ".
Tin liên quan |
![]() |
Ông Netanyahu khẳng định, Israel sẽ không rút quân khỏi hành lang trên cho đến khi có sự đảm bảo rằng, khu vực này không bao giờ có thể được sử dụng làm đường tiếp tế cho phong trào Hồi giáo Hamas. Nhà lãnh đạo cáo buộc hành lang đang được sử dụng để đưa vũ khí vào Gaza.
Ngày 5/9, hãng tin Reuters dẫn một tuyên bố của phong trào Hamas cho rằng, tuyên bố trên là minh chứng cho việc Thủ tướng Israel tìm cách ngăn cản thỏa thuận ngừng bắn mà các bên đang nỗ lực hướng đến.
Tuyên bố của Hamas cũng cảnh báo "không nên rơi vào bẫy" của Israel.
Hamas đã chấp nhận đề xuất do Mỹ đưa ra ngày 2/7 và khẳng định, không cần đề xuất ngừng bắn mới ở Gaza mà cần gây áp lực để Israel đồng ý với kế hoạch trước đó của Mỹ.
Dự kiến, Washington sẽ đưa ra đề xuất ngừng bắn mới nhằm phá vỡ thế bế tắc tại Dải Gaza.
Hành lang Philadelphi, hay còn gọi là trục Salah Al Din, là một phần quan trọng trong bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào giữa Israel và phong trào Hamas.
Ai Cập đã tuyên bố không chấp nhận bất kỳ sự hiện diện nào của quân đội Israel tại hành lang này và yêu cầu trở lại nguyên trạng trước khi cuộc chiến ở Gaza nổ ra vào tháng 10/2023.
Ngày 3/9, Mỹ, đồng minh thân cận của Israel, tuyên bố, bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải bao gồm việc rút hoàn toàn lực lượng Israel khỏi hành lang Philadelphi. Điều này cho thấy hai nước đang có sự khác biệt về lập trường.
Theo báo The National News của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), các quốc gia Arab trong khu vực, bao gồm UAE, Saudi Arabia, Qatar và Oman, đã chỉ trích lập trường trên của ông Netanyahu và bày tỏ sự đoàn kết với Ai Cập.
Bộ Ngoại giao UAE lên án mạnh mẽ những tuyên bố mang tính xúc phạm của Israel liên quan hành lang Philadelphi, đồng thời yêu cầu nước này hạ nhiệt, tránh làm gia tăng căng thẳng và bất ổn trong khu vực.
Bộ Ngoại giao Oman cũng bày tỏ sự đoàn kết với Ai Cập về hành lang Philadelphi và kịch liệt lên án các tuyên bố của Israel liên quan khu vực này ở Gaza.
Trong khi đó, Saudi Arabia cảnh báo, việc Israel kiên quyết nắm quyền kiểm soát hành lang Philadelphi và đưa ra các tuyên bố khiêu khích có thể làm chệch hướng các nỗ lực hòa giải nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza.
Nhà Trắng mời các phi công B-2 và người thân tới dự cuộc picnic ở Bãi cỏ phía Nam nhân dịp Quốc khánh Mỹ, nơi ông Trump khuyến khích họ tiết lộ danh tính.
Tổng thống Trump nói rất không hài lòng về cuộc điện đàm với ông Putin, đề cập tới khả năng siết lệnh trừng phạt Nga khi đàm phán bế tắc.
Cuộc thử nghiệm tên lửa của Nhật Bản được xem là thiết yếu trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng nghiêm trọng.
Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.
Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.
Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.
Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.