Thủ tướng al-Sudani cho biết sẽ chấm dứt vĩnh viễn hiện diện của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu tại Iraq sau vụ hạ sát chỉ huy dân quân.
"Chúng tôi nhấn mạnh lập trường vững chắc của mình trong việc chấm dứt sự tồn tại của liên minh quốc tế vì những lý do biện minh cho điều này đã chấm dứt", thông cáo ngày 5/1 của Văn phòng Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani cho biết.
"Cuộc đối thoại nhằm xác định thủ tục chấm dứt sự hiện diện này sẽ sớm diễn ra", thông cáo có đoạn. "Chính phủ đang ấn định ngày bắt đầu ủy ban song phương nhằm sắp xếp chấm dứt vĩnh viễn hiện diện của liên minh quốc tế tại Iraq".
Thông cáo cho biết Thủ tướng al-Sudani đã phát biểu tại lễ tưởng niệm thiếu tướng Qasem Soleimani, chỉ huy đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bị Mỹ hạ sát trong vụ không kích bằng máy bay không người lái ở Baghdad, Iraq vào tháng 1/2020.
Tuyên bố được Thủ tướng al-Sudani đưa ra một ngày sau khi Mỹ tấn công nhằm vào thủ lĩnh nhóm dân quân thân Iran Harakat Hezbollah al-Nujaba, khiến người này cùng một thành viên khác của nhóm thiệt mạng. Mỹ tuyên bố vụ tập kích này nhằm mục đích tự vệ, không gây thương vong cho dân thường hay làm tổn hại đến hạ tầng xung quanh.
Harakat Hezbollah al-Nujaba, có tên gọi chính thức là lữ đoàn số 12, là một bộ phận của Lực lượng Tổng động viên (PMU) tại Iraq. Tổ chức này bao gồm hơn 60 nhóm dân quân với quân số 230.000 người, chủ yếu là lực lượng của người Hồi giáo dòng Shia, ngoài ra còn có các nhóm dân quân Hồi giáo Sunni, Cơ đốc giáo và Yazidi.
Lực lượng Mỹ và đồng minh tại Iraq, được triển khai từ năm 2014 để truy quét tàn dư của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, thường xuyên bị tập kích từ khi xung đột Israel - Hamas bùng phát vào đầu tháng 10/2023.
Mỹ cho biết lực lượng nước này tại Iraq và Syria đã bị tấn công hơn 100 lần. Tổ chức Kháng chiến Hồi giáo tại Iraq, liên minh lỏng lẻo giữa một số nhóm dân quân thân Iran, nhận trách nhiệm trong phần lớn các vụ tập kích nhằm vào lực lượng Mỹ.
Quân đội Mỹ đang triển khai khoảng 2.500 binh sĩ tại Iraq và 900 lính tại Syria trong liên minh đa quốc gia chống IS. Các thành viên khác của liên minh này là Anh, Pháp và Tây Ban Nha.
Nguyễn Tiến (Theo AFP, Reuters)
Giới chức Trung Quốc đặt ra các mục tiêu phát triển cho thập kỷ tới, chủ trương cân bằng giữa các yếu tố kinh tế với xã hội, phát triển với an ninh.
Tướng Nga phụ trách phòng thủ ở Kursk dường như quá tự tin, dẫn đến bị bất ngờ khi Ukraine mở đợt tấn công lớn qua biên giới.
Ngày 6/2, Đại sứ lưu động của Nga Nikolai Korchunov tuyên bố, nước này không loại trừ việc rút khỏi Hội đồng Bắc Cực nếu các hoạt động của tổ chức này không phù hợp với lợi ích của Moscow.
Ngày 29/10, Tổng thống đắc cử Maldives Mohamed Muizzu tuyên bố đảo quốc Nam Á sẽ nỗ lực đưa quân nhân Ấn Độ trở về nước “ngay khi có thể”, đồng thời nhấn mạnh đây là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của chính phủ.
Đại sứ Đặng Minh Khôi khẳng định, người Việt Nam luôn yêu quý văn học và nghệ thuật của Liên Xô và nước Nga ngày nay.
Ngày 29/2, Tướng Không quân Anthony Cotton, Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ (TRATCOM), cho biết, Nga có kho vũ khí hạt nhân đa dạng nhất và lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Nga tuyên bố sẽ tham dự Hội nghị APEC ở 'mức phù hợp', Hungary lo kết nạp Ukraine vào EU sẽ gây ra chiến tranh, Mỹ - Hàn lên án Bình Nhưỡng 'chuyển vũ khí cho Nga'... là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Hỏa hoạn bùng phát trên tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga Sevmporput và được dập tắt nhanh chóng.
Ngày 15/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã đưa ra thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống thử hạt nhân (ngày 29/8), trong đó kêu gọi các nước trên thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân.