Giới chức Iran cho rằng các UAV tấn công ở Isfahan xuất phát trong lãnh thổ và nước này không có kế hoạch "trả đũa Israel".
"Chúng tôi không ghi nhận dấu hiệu đây là đòn tấn công từ nước ngoài. Cuộc tập kích có thể do những kẻ xâm nhập tiến hành bên trong lãnh thổ Iran", một quan chức Iran ngày 19/4 nói với Reuters, đồng thời phủ nhận khả năng tấn công "trả đũa Israel".
Trước đó, Iran đã kích hoạt hệ thống phòng không và tuyên bố bắn hạ ba máy bay không người lái (UAV) trên bầu trời thành phố Isfahan, miền trung nước này, nơi có các cơ sở hạt nhân quan trọng.
Quan chức quân đội Iran tại Isfahan nói lực lượng phòng không đã bắn hạ "thiết bị đáng ngờ" ngoài căn cứ không quân, gây ra một số vụ nổ trên bầu trời, nhưng cho hay sự việc không gây ra bất cứ thiệt hại nào dưới mặt đất.
Truyền thông nhà nước Iran dẫn phân tích từ chuyên gia nước này nhận định vụ tấn công ở Isfahan có thể do "các lực lượng trà trộn trong nước" sử dụng drone cỡ nhỏ, không phải tên lửa hay UAV tầm xa được phóng từ Israel, theo Al Jazeera.
Trước đó, truyền thông quốc tế dẫn nguồn tin quan chức giấu tên trong chính phủ Mỹ cho hay Israel đã tiến hành cuộc tập kích tên lửa vào Iran để đáp trả vụ tấn công hôm 13/4, khi Iran khai hỏa hàng trăm UAV, tên lửa vào lãnh thổ Israel.
Người phát ngôn cơ quan không gian Iran nói lực lượng phòng không đã bắn hạ ba drone cánh quạt tại khu vực, dẫn đến quyết định phát báo động tập kích vào rạng sáng nay.
Văn phòng Thủ tướng Israel từ chối bình luận về thông tin vụ tấn công, trong khi chính phủ Mỹ chưa chính thức lên tiếng về sự việc.
Chính phủ nhiều nước đã phát thông điệp kêu gọi Israel và Iran không hành động hấp tấp, lo ngại tình hình vượt kiểm soát và leo thang thành chiến tranh khu vực sau loạt vụ nổ tại Isfahan.
Ngoại trưởng Italy kêu gọi các bên "hạ nhiệt triệt để" căng thẳng và "cẩn trọng không để xảy ra leo thang", trong khi Thứ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noel Barrot cũng đưa ra thông điệp tương tự.
Chính phủ Anh cảnh báo sự việc tại Isfahan "chưa rõ thực hư" và đề nghị các bên tập trung hướng đến mục tiêu giảm rủi ro xung đột.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng "tiếp tục đóng vai trò xây dựng để giảm căng thẳng" tại Trung Đông, nhấn mạnh Trung Quốc phản đối mọi hành động leo thang căng thẳng.
Thanh Danh (Theo Times of Israel, AFP, Reuters)
Lính phòng không của Ukraine đôi khi phải ra quyết định trong tích tắc để cứu nhiều mạng người, song tính mạng của họ luôn bị đe dọa.
Sau vụ ám sát bất thành, cựu tổng thống Donald Trump giống như một chiến binh mạnh mẽ khi liên tục giơ nắm đấm.
Nga cho rằng phản ứng trên truyền thông Mỹ có thể là 'sự ghen tị nghề nghiệp', khi nhà báo Carlson được phỏng vấn trực tiếp Tổng thống Putin.
Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau khi IS tuyên bố nhận trách nhiệm vụ tấn công nhà hát Nga làm 137 người thiệt mạng.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/8.
Tàu container Dali đã vượt qua hai cuộc kiểm tra tại cảng nước ngoài năm ngoái và được xác định đủ tiêu chuẩn trước khi chết máy, đâm sập cầu Mỹ.
Tổng thống Biden tham gia bầu cử sớm tại bang quê nhà Delaware, khi còn một tuần nữa sẽ đến ngày bỏ phiếu chính thức.
Một nghiên cứu lớn vừa công bố cho biết hơn 7% tổng số ca tử vong tại 10 thành phố lớn nhất của Ấn Độ có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Ngày 26/8, Quốc hội Nam Phi đã ra tuyên bố về sự thành công của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm BRICS lần thứ 15 được tổ chức tại thành phố Johannesburg từ ngày 22-24/8, trong đó ca ngợi kết quả của hội nghị thượng đỉnh là 'minh chứng' cho sự lãnh đạo có tầm nhìn và cam kết vững chắc của các quốc gia BRICS.